Để nâng cao đời sống, nông dân cần hoà vào cuộc cách mạng chuyển đổi số

Thứ năm, 16/12/2021 16:32

Để chuyển đổi số trong nông nghiệp, thay đổi tư duy cho người nông dân là quan trọng nhất.

20211221-u57.jpg

 Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, trong nông nghiệp số, bên cạnh tư liệu sản xuất truyền thống, người nông dân sử dụng thêm tư liệu số, đó là dữ liệu số và công nghệ số. Vì vậy, người nông dân sẽ phải có thêm một số tri thức, kỹ năng về thương mại, công nghệ, sinh học chứ không chỉ đơn thuần là kỹ năng sản xuất. Thay vì chỉ đơn thuần mua giống cây, mua phân bón, người nông dẫn sẽ phải mua dữ liệu nữa. Và Nhà nước có thể giúp cho toàn bộ nông dân Việt Nam bằng cách tạo ra những dữ liệu cơ bản sẵn sàng và miễn phí.


Vậy chuyển đổi số là gì? Theo Wikimedia, Chuyển đổi số (Digital transformation, viết tắt DT) là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.

 
Chuyển đổi số nông nghiệp khó nhưng kết quả đạt được sẽ vô cùng to lớn nếu chúng ta có thể chuyển đổi số thành công. Thử tính toán cơ bản dựa trên quy trình sản xuất  như đối với nền nông nghiệp lúa nước truyền thống, trên mỗi thửa ruộng Bắc Bộ (360m2) người nông dân cần tốn các chi phí từ đầu vụ như: cày xới đất trên ruộng, gieo mạ, cấy lúa,… sau đó đến công đoạn chăm sóc giai đoạn giữa vụ thu hoạch như phun thuốc sâu, bón phân,… toàn bộ quy trình canh tác thủ công mất khoảng 4 tháng đến khi thu hoạch.


Từ trước đến nay người nông dân canh tác truyền thống cấy cày và chăm bón dựa trên kinh nghiệm những người đi trước để lại và ước chừng dựa trên cảm nhận của mắt thường. Do đó lượng thuốc sâu và lượng phân bón người nông dân đưa vào đất thường nhiều hơn so với nhu cầu của cây, từ đó gây ra tình trạng ô nhiềm môi trường đất và tốn kém chi phí canh tác mà không đem lại cho cây môi trường sống lý tưởng để phát triển, do đó hiệu quả canh tác không cao.


Tuy nhiên, nếu như có thể áp dụng khoa học tiến bộ vào canh tác tất cả các khâu, các giai đoạn đều dùng công nghệ để đo lường, tính toán sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian so với làm thủ công. Giai đoạn sinh trưởng, nếu áp dụng hệ thống cảm biến thông minh theo dõi tình trạng của cây, lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đưa vào môi trường sẽ vừa đủ cho cây sử dụng và không làm ô nhiễm nguồn đất. Từ đó hiệu quả canh tác cải thiện về cả số lượng và chất lượng, đồng thời tiết kiệm được nguồn nhân lực, tài lực mà phương thức canh tác truyền thống đang lãng phí.


Trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để chuyển đổi số thành công?” chúng ta cần tìm đáp án cho vấn đề “Chuyển đổi số nông nghiệp đang gặp những vấn đề gì?”. Trước hết, vấn đề nan giải nhất chúng ta đang gặp phải là vấn đề về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề ở đây không phải ở số lượng nhân lực mà ở trình độ nguồn nhân lực.


Trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm số lượng lớn là nông dân không được đào tạo chuyên môn có bài bản mà hầu hết là kinh nghiệm được truyền từ đời trước sang đời sau. Nguồn nhân lực này cũng hạn chế trong việc tiếp nhận đào tạo tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hiện cũng là vấn đề còn nhiều tồn đọng cần giải quyết.


Mấy năm qua, ngành nông nghiệp và một số địa phương đã quan tâm, chủ động ứng dụng các giải pháp số trong sản xuất nông nghiệp và quản trị nông thôn.


Đối với các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, theo báo cáo năm 2017 của Cục Kinh tế hợp tác, có 199/12.600 HTX nông nghiệp (chiếm 1,5%) ứng dụng công nghệ cao có sử dụng CNTT. Trong đó, 164 HTX áp dụng kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, bảo quản, 17 HTX áp dụng công nghệ tự động hoá tưới tiêu, 17 HTX áp dụng công nghệ sinh học, 1 HTX ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật tư nông nghiệp. Lâm Đồng được đánh giá là một trong những tỉnh đạt khá nhiều thành tựu trong bước đầu chuyển đổi số nông nghiệp khi có tới 25/52 doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng giải pháp IoT…


Bên cạnh đó, nhiều vùng nông thôn đã ứng dụng CNTT một cách đơn giản, như lắp đặt hệ thống camera an ninh thay cho đội ngũ dân quân tự quản đi tuần, giúp giảm rõ rệt mức độ vi phạm pháp luật. Một số xã nông thôn mới tiêu biểu đã ứng dụng CNTT trong quản lý, giám sát điều hành việc công...


Tuy nhiên, các kết quả ban đầu còn cách xa mục tiêu của nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh, chính xác.


Quay trở lại vấn đề, chuyển đổi số trong nông nghiệp phải bắt đầu từ nông dân. Trong tổng số gần 9.123,02 nghìn đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tại thời điểm 01/7/2020, có 9.108,13 nghìn đơn vị sản xuất là hộ nông dân. Các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết số phải thực hiện vai trò đầu tàu, là người đặt hàng thiết lập các ứng dụng số (apps) cần thiết, tạo lập các hợp đồng kinh tế thông minh, bền vững với nông dân, thay đổi nhận thức nông dân, đưa họ cùng tham gia chuyển đổi số bởi không thể chuyển đổi số thành công ở Việt Nam nếu không có nông thôn số, nông dân số

PV
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top