Yêu cầu chung:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ hoặc lĩnh vực, phạm vi hoạt động của mình, cơ quan, tổ chức xây dựng báo cáo theo các nội dung trong Đề cương.
- Nội dung báo cáo ở mỗi phần cần đánh giá cụ thể các khía cạnh bao gồm:tình hình thực hiện; kết quả đạt được; bất cập, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp khắc phục; và đềxuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật GDĐT.
- Giai đọan báo cáo: Số liệu báo cáo và việc đánh giá thực hiện tổng kết Luật GDĐT được tính từ khi Luật GDĐT có hiệu lực (ngày 01/3/2006) đến năm 2020.
- Các yêu cầu khác: Căn cứ và dẫn chiếu cụ thể đến Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật GDĐT; trường hợp có kinh nghiệm/tập quán quốc tế thì nêu rõ thuyết minh cho các nội dung đánh giá, tổng kết.
- Đề cương Báo cáo đánh giá, tổng kết Luật GDĐT được đăng tải trên trang điện tử của Bộ TT&TT tại địa chỉ: http://mic.gov.vn.
Nội dung cụ thể của Đề cương tại trang sau.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: ...../......
|
........., ngày tháng năm 2020
|
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT
THI HÀNH LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020
PHẦN I
TÌNH HÌNHTHỰC HIỆN LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ (GDĐT)
I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT
Phân tích, đánh giá và tổng kết tình hình thực hiện; kết quả đạt được; bất cập, hạn chế và phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục trong tổ chức thực hiện Luật giao dịch điện tử (GDĐT), trong đó chủ trọng các nội dung chủ yếu sau đây:
- Công tác ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển, ứng dụng giao dịch điện tử (GDĐT) trong các cơ quan tổ chức mình đã thực hiện.
- Tình hình phổ biến, triển khai thi hành Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật GDĐT;
- Tình hình xây dựng, ban hành và việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật GDĐT (Nghị định của Chính phủ, Thông tư,...);
- Công tác ban hành, công nhận tiêu chuẩn, quy chuẩn trong GDĐT;
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về GDĐT;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDĐT cơ quan, tổ chức mình đã thực hiện.
- Các vấn đề liên quan khác.
II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT
II.1 Đánh giá về những quy định chung trong Luật
Phân tích, đánh giá đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định chung tại Chương I Luật GDĐT, trong đó chú ý một số vấn đề sau:
- Phạm vi điều chỉnh của Luật;
- Chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử;
- Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động GDĐT;
- Các vấn đề liên quan khác.
II.2 Quy định về thông điệp dữ liệu
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định tại Chương II Luật GDĐTvề thông điệp dữ liệu, trong đó chú ý một số vấn đề sau:
- Hiện trạng quy định, triển khai hướng dẫn chi tiết về thông điệp dữ liệu cụ thể: giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, giá trị làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu đã được lưu trữ, chuyển đổi thông điệp dữ liệu với bản giấy, lưu trữ, lưu vết giao dịch điện tử.
- Sự tương thích giữa quy định của Luật GDĐT và quy định chuyên ngành về thông điệp dữ liệu.
- Các vấn đề liên quan khác.
II.3 Quy định về chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định tại Chương II Luật GDĐT về chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, trong đó chú ý một số vấn đề sau:
- Hiện trạng quy định hướng dẫn chi tiết về chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử: giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, dịch vụ chứng thực chữ lý điện tử... ;
- Quy định về điều kiện kinh doanh, tham gia cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử về: tài chính, nhân lực, phương tiện và thiết bị kỹ thuật...;
- Các vấn đề liên quan khác.
II.4 Quy định về xác thực điện tử
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định về xác thực điện tử trong Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn, văn bản chuyên ngành liên quan, trong đó chú ý một số vấn đề sau:
- Sự tương thích quy định của Luật GDĐT và quy định pháp luật chuyên ngành về xác thực điện tử: quy định pháp lý, hạ tầng công nghệ, giải pháp công nghệ xác thực điện tử, phân loại, mức độ bảo đảm và yêu cầu áp dụng đối với các giải pháp xác thực điện tử, yếu tố xác thực điện tử...
- Tình hình triển khai quy định về xác thực điện tử trong lĩnh vực cơ quan phụ trách.
- Các vấn đề liên quan khác.
II.5 Quy định về định danh điện tử
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định về định danh điện tử trong Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn, văn bản chuyên ngành liên quan, trong đó chú ý một số vấn đề sau:
- Sự tương thích của quy định của Luật GDĐT và quy định pháp luật chuyên ngành về định danh điện tử, cụ thể: quy định pháp lý; thông tin định danh điện tử đối với cá nhân, tổ chức; hạ tầng công nghệ; mô hình, quy trình triển khai định danh điện tử...;
- Tình hình triển khai định danh điện tử trong lĩnh vực cơ quan phụ trách;
- Các vấn đề liên quan khác.
II.6 Quy định về lưu trữ điện tử
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định về lưu trữ điện tử trongLuật GDĐT và các văn bản hướng dẫn, văn bản chuyên ngành về lưu trữ, trong đó chú ý một số vấn đề sau:
- Sự tương thích của quy định tại Luật GDĐT và pháp luật chuyên ngành về lưu trữ cụ thể: tài liệu điện tử, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được lưu trữ, quy định bắt buộc lưu trữ thông điệp dữ liệu trong hệ thống văn bản điện tử...;
- Các vấn đề liên quan khác.
II.7 Quy định về giao kết và hợp đồng điện tử
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tửtại Chương IV Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn, văn bản chuyên ngành liên quan.
Đối với hoạt động giao dịch điện tử trong thương mại điện tử: Đề nghị các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là Bộ Công Thương, các địa phương (Sở Công Thương), hiệp hội thương mại điện tử và các cơ quan, tổ chức liên quan đánh giá, tổng kết chi tiết đối với nội dung giao dịch điện tử trong Thương mại tại Phụ lục I kèm theo văn bản này.
II.8 Quy định về thanh toán điện tử
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định về thanh toán điện tử trongLuật GDĐT và các văn bản hướng dẫn, văn bản chuyên ngành liên quan, trong đó chú ý một số vấn đề sau:
- Sự tương thích của quy định tại Luật GDĐT và quy định pháp luật chuyên ngành về thanh toán điện tử, cụ thể: dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán khác như: ví điện tử,...; quy định về điều kiện kinh doanh tham gia cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán về: tài chính, phương án kinh doanh, điều kiện về nhân sự, điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ;
- Các dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money); dịch vụ ví điện tử; và các dịch vụ thanh toán khác;
- Tiền điện tử và các vấn đề liên quan;
- Tình hình triển khai thanh toán điện tử, đầu tư, phát triển hạ tầng thanh toán điện tử trong GDĐT của cơ quan nhà nước và thương mại điện tử;
- Công tác quản lý, xử lý vi phạm về thanh toán, bảo đảm an toàn tài khoản và phòng chống rửa tiền...;
- Các vấn đề liên quan khác.
(Đối với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các cơ quan, tổ chức có thể có báo cáo đánh giá riêng chi tiết về nội dung này)
II.9 Quy định về quản lý, phát triển tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ liên quan đến GDĐT
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định trongLuật và các văn bản hướng dẫn, văn bản chuyên ngànhvề quản lý và phát triển tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ liên quan GDĐT, trong đó chú ý một số vấn đề sau:
- Quy định về điều kiện kinh doanh tham gia cung cấp dịch vụ trung gian phục vụ hoạt động GDĐT, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số về: quy định pháp lý, tài chính, giải pháp kỹ thuật, yêu cầu chuẩn kết nối dữ liệu, kinh nghiệm triển khai, giải pháp kỹ thuật, bảo hiểm cung cấp dịch vụ... ;
- Điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ đối với nhân sự triển khai cung ứng dịch vụ;
- Báo cáo về tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian, công tác cấp giấy phép (chứng thực hợp đồng điện tử, trung gian thanh toán, ví điện tử,... ), ký hợp đồng (tổ chức cung cấp dịch hóa đơn điện tử), thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm;
- Các vấn đề liên quan khác.
II.10 Quy định về an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong GDĐT
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định tại Chương VI Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn về an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong GDĐT, trong đó chú ý một số vấn đề sau:
- Hiện trạng quy định, thực thi bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử; bảo vệ thông điệp dữ liệu.
- Bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử; bảo đảm an toàn thông tin hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động giao dịch điện tử.
- Các vấn đề liên quan khác.
II.11 Giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước
1. Quy định về giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định tại Chương V Luật GDĐT về giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và các văn bản hướng dẫn, văn bản chuyên ngành.
2. Đánh giá công tác triển khai GDĐT trong cơ quan nhà nước
2.1 Ứng dụng giao dịch điện tử
- Tình hình ứng dụng GDĐT trong lĩnh vực cơ quan phụ trách bao gồm: GDĐT trong nội bộ cơ quan, GDĐT với cơ quan nhà nước khác và GDĐT giữa cơ quan với tổ chức, cá nhân.
- Đánh giá việc triển khai, tuân thủ các quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ quan phụ trách.
2.2 Phát triển hạ tầng công nghệ
- Việc đầu tư, triển khai, vận hành hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động giao dịch điện tử lĩnh vực cơ quan phụ trách.
- Khả năng kết nối, liên thông giữa các hệ thống trong ngành và các hệ thống của các cơ quan liên quan.
- Công tác bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động giao dịch điện tử.
2.3 Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia
- Tình hình nhân lực đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thực hiện ứng dụng giao dịch điện tử, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực cơ quan phụ trách.
- Kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia triển khai ứng dụng và phát triển GDĐT tại cơ quan.
II.12 Giao dịch điện tử trong các nền tảng mới và phát triển kinh tế số
Phân tích các quy định cần đưa vào Luật GDĐT để tạo hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển hiện tại và tương lai, với các nền tảng công nghệ kết nối và chia sẻ mới, kinh tế số, chuyển đổi số.
Chú ý phân tích các vấn đề như sự tương thích với quy định tại pháp luật chuyên ngành về: khung pháp lý thí điểm đối với sản phẩm, giải pháp, dịch vụ (block chain, mobile money, nền tảng cho kinh tế chia sẻ), mô hình kinh doanh số; quản lý và phát triển hệ thống nền tảng số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp số...
II.13 Đánh giá các quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử
Phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện; kết quả đạt được; đưa ra những vấn đề bất cập, hạn chế (nếu có), nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với các quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm, xử phạt tại Chương VII Luật GDĐT và các văn bản hướng dẫn, văn bản chuyên ngành liên quan.
III. KẾT LUẬN TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH
- Tổng hợp, tóm tắt các vấn đề chính;
- Đưa ra nhận định, kết luận chung về tình hình thực hiện Luật và tổng kết các vấn đề liên quan.
PHẦN II
TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG CẦN SỬA ĐỔI BỔ SUNG TRONG LUẬT
Phần này đề nghị tổng hợp, đề xuất các nội dung cần sửa đổi bổ sung trong Luật GDĐT theo các nhóm vấn đề sau:
1. Những quy định chung
2. Quy định về thông điệp dữ liệu
3. Quy định về chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử
4. Quy định về xác thực điện tử
5. Quy định về định danh điện tử
6. Quy định về lưu trữ
7. Quy định về hợp đồng điện tử
8. Quy định về thanh toán điện tử
9. Quy định về quản lý và phát triển các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ liên quan đến GDĐT
10. Quy định về an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong GDĐT
11. Giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước
12. Giao dịch điện tử trong các nền tảng mới và phát triển kinh tế số
13. quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
14. Các vấn đề liên quan khác.
II. TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT GDĐT
Phần này đề nghị tổng hợp, đề xuất các nội dung cần sửa đổi bổ sung trong Luật GDĐT theo các nhóm vấn đề sau:
1. Các giải pháp hoàn thiện thể chế
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về GDĐT
3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động GDĐT
4. Các vấn đề liên quan khác
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHÁC
Phụ lục 1
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT
LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
(Gửi kèm Công văn số ..../BTTTT-CATTT ngày /tháng /năm 2020)
I. Giao dịch điện tử trong thương mại điện tử
I.1 Tình hình trển khai
- Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về GDĐT trong thương mại điện tử: xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch và chương trình phát triển thương mại điện tử; thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử; tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử; tình hình triển khai quy định về website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, về phát triển sản phẩm và giải pháp thương mại điện tử; giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử; tuân thủ quy định về bảo vệ thông tin của người dùng trên website thương mại điện tử.
- Đánh giá hiện trạng quy định hướng dẫn chi tiết về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử; giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử trong triển khai thực tiễn; sự tương thích của quy định tại Luật GDĐT với pháp luật chuyên ngành, ứng dụng, triển khai hợp đồng thông minh trong hoạt động thương mại điện tử.
- Đánh giá về các phương thức thanh toán trong thương mại điện tử: COD, thanh toán qua thẻ, thanh toán điện tử (cổng thanh toán, ví điện tử, tổ chức thanh toán trung gian); an toàn thanh toán trong thương mại điện tử; trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử.
I.2 Hạ tầng công nghệ phục vụ giao dịch điện tử trong thương mại điện tử
- Đánh giá hiện trạng đầu tư, phát triển, vận hành hạ tầng công nghệ, bảo đảm an toàn, an ninh trong giao dịch thương mại điện tử.
- Đánh giá công tác bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động giao dịch thương mại điện tử.
I.3 Vi phạm trên website thương mại điện tử
- Đánh giá tình trạng vi phạm về hoạt động kinh doanh, thông tin, giao dịch và các vi phạm khác trên website thương mại điện tử; thống kê thiệt hại do mất cắp tiền, hàng hóa.
- Hiện trạng giải quyết tranh chấp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
I.4 Vướng mắc, khó khăn, bất cập
Tổng hợp các vướng mắc, khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai nội dung các mục I.1, I.2, I.3, I.4 về ứng dụng và phát triển giao dịch điện tử trong thương mại điện tử.
II. Định hướng ứng dụng, phát triển giao dịch điện tử, chuyển đổi số trong thương mại điện tử
- Chiến lược, kế hoạch về ứng dụng và phát triển giao dịch điện tử trong thương mại điện tử.
- Chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số trong thương mại điện tử.