Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển sản xuất, kinh doanh

Thứ ba, 01/11/2022 01:45

Cùng với việc hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thương mại điện tử góp phần quan trọng tiếp tục phát triển hàng Việt; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng trên cả nước.

u7_4.jpg

Thương mại điện tử - mũi nhọn thúc đẩy kinh tế số

Tại các văn bản của Chính phủ về chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/05/2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, theo đó, định hướng thương mại điện tử là mũi nhọn thúc đẩy kinh tế số với những mục tiêu cụ thể: (1) Phát triển bền vững thu hẹp khoảng cách với các địa phương trong việc ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số; (2) Đẩy mạnh thương mại điện tử đối với hàng Việt; (3) Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại. Cùng với việc hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thương mại điện tử góp phần tiếp tục phát triển hàng Việt; hỗ trợ được các doanh nghiệp Việt phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng trên cả nước.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng các đơn vị đối tác liên quan tổ chức nhiều chương trình kết nối thương mại điện tử và các hoạt động phát triển thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Việt. Ngoài những nỗ lực kết nối của chính quyền địa phương, nhiều cá nhân như nhà vườn, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp bao tiêu nông sản, đơn vị xuất khẩu... cũng chủ động “chào hàng trực tuyến” trên thị trường thương mại điện tử trong và ngoài nước. 

Thời gian qua, sự hợp tác của các sàn thương mại điện tử lớn các doanh nghiệp logistic với các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương đã hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp, hợp tác xã và doanh nghiệp cả nước nói chung tiếp cận với nền tảng thương mại điện tử một cách bài bản, ứng dụng các giải pháp số nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy phân phối sản phẩm trên môi trường trực tuyến uy tín. Đồng thời, các doanh nghiệp có thêm cơ hội khai thác tốt các chính sách hỗ trợ của Bộ Công Thương, của các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp logistics, tổ chức tài chính hay giải pháp số, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khuyến nghị: Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt là việc ứng dụng thương mại điện tử vào phân phối lưu thông là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Thêm nhiều cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt

Trong tất cả các hoạt động về chuyển đổi số hiện nay, hoạt động về chuyển đổi số nông nghiệp cũng là một hoạt động được Chính phủ rất quan tâm.

Là doanh nghiệp luôn đồng hành với nông dân giúp tiêu thụ sản phẩm trên môi trường thương mại điện tử, đại diện Sàn thương mại điện tử Voso chia sẻ: Sàn thương mại điện tử Voso đã luôn đồng hành cùng với các đơn vị liên quan, các bộ, ban, ngành trong các hoạt động đào tạo và tập huấn để hỗ trợ các hoạt động về thương mại điện tử cho nông dân.

Ngoài ra, các Sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Postmart, Sendo, Postmart, Tiki, Shopee, Lazada… hiện cũng đang triển khai nhiều chương trình mở rộng nhà cung cấp sản phẩm Việt, tổ chức tuyên truyền, quảng bá đẩy bán tiêu thụ hàng Việt, đặc sản địa phương và nông sản một mặt đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương ứng dụng thương mại điện tử ở khắp các tỉnh, thành phố, mang đến làn sóng mới trong sản xuất kinh doanh, sẵn sàng thay đổi và thích ứng với công nghệ số thời 4.0.

Tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử là một xu thế tất yếu hiện nay. Cùng với các phương thức tiêu thụ truyền thống, kênh bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử không những mở thêm cơ hội mới, giúp các hộ nông dân có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước, giúp hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản thuận lợi hơn, phù hợp với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt trong Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/05/2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. 

Trên thực tế, nhà vườn, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp bao tiêu nông sản, đơn vị xuất khẩu... ở nhiều địa phương cũng không còn xa lạ với hình thức kinh doanh trực tuyến, nhưng phương thức bán hàng vẫn còn nhỏ lẻ và phát sinh nhiều hạn chế, nhiều đơn vị gặp khó khăn trong khâu vận hành trên các sàn thương mại điện tử.

Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà cung cấp địa phương cần nắm rõ các thông tin về điều kiện, thủ tục, giấy tờ để đưa sản phẩm vào sàn thương mại điện tử, hỗ trợ địa điểm và tư vấn tổ chức hướng tới mục tiêu quảng bá nông sản tiêu biểu, đặc trưng đến các chương trình tuần hàng, các chương trình khuyến mãi tại sàn thương mại điện tử.

Có thể nói, với sự vào cuộc mạnh mẽ từ các các sở ban ngành, sự kết nối, hỗ trợ từ Bộ Công Thương, các bộ ngành Trung ương và sự chung tay từ các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp logistic, tổ chức tài chính hay giải pháp số… việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến đã bài bản quy trình hơn, các giải pháp số trong nông nghiệp đa dạng hơn và dần nâng cao được giá trị các sản phẩm tiêu biểu của địa phương, nâng cao kỹ năng về thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy sự chủ động của doanh nghiệp địa phương ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với tiềm năng rất lớn về sản phẩm nông nghiệp, đặc sản địa phương, tới đây Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt trên các sàn thương mại điện tử cũng như hướng tới xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do.

Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ, học tập, áp dụng các mô hình thành công đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà cung cấp địa phương cần nắm rõ các thông tin về điều kiện, thủ tục, giấy tờ để đưa sản phẩm vào sàn thương mại điện tử, hỗ trợ địa điểm và tư vấn tổ chức hướng tới mục tiêu quảng bá nông sản tiêu biểu, đặc trưng đến các chương trình tuần hàng, các chương trình khuyến mãi tại sàn thương mại điện tử./.

Nguồn: thuonghieucongluan.com.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top