Đầu tháng 7, bản sao điện tử được chứng thực có giá trị như bản chính

Thứ ba, 22/09/2020 11:14

Để dịch vụ khai trương vào ngày 1/7/2020, các cơ quan, người dân, doanh nghiệp (DN) tiếp tục tích cực ủng hộ chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

 Đó là một trong những yêu cầu, chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), Tổ trưởng Tổ công tác triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) Mai Tiến Dũng, tại cuộc họp với Tổ công tác với các bộ, cơ quan liên quan về triển khai xây dựng hệ thống chứng thực bản sao từ bản chính trên Cổng DVCQG diễn ra chiều 4/6.

Bản sao điện tử chứng thực có giá trị như bản chính
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhân mạnh: quá trình phát triển tiến tới xã hội số, nền kinh tế số, các giao dịch điện tử, việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVCQG là rất quan trọng.
 
20200619-pg6.jpg
 
Theo báo cáo tại cuộc họp, sau gần 6 tháng khai trương Cổng DVCQG, đến nay đã có trên 41 triệu lượt truy cập, 159.000 tài khoản đăng ký, 9 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 102.000 hồ sơ được thực hiện. Hiện Cổng DVCQG đã tích hợp, cung cấp 458 dịch vụ công trực tuyến, bao gồm 203 cho công dân, 266 cho DN.
 
"Cổng DVCQG đã bước đầu được đón nhận, phát huy tốt chức năng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Có được kết quả trên do có sự tham gia mạnh mẽ của các bộ, cơ quan, các địa phương", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh.
 
Trên quan điểm đánh giá, chỉ đạo qua cáo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2019, số lượng bản sao chứng thực được thực hiện là hơn 102 triệu bản, nếu sử dụng lại được 30% kết quả chứng thực, chi phí xã hội tiết kiệm được là 428,4 tỷ đồng/năm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho rằng, nếu người dân làm hồ sơ điện tử trên Cổng DVCQG mà vẫn nộp bản sao chứng thực, hoặc xuất trình bản giấy thì thật sự "không ổn" khi mất chi phí thời gian, chi phí xã hội.
 
Chính vì vậy, Chính phủ đã đồng ý triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên trên Cổng DVCQG. Tổ công tác triển khai dịch vụ này được thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng dịch vụ bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
 
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định tầm quan trọng của Nghị định 45/2020/NĐ-CP, đây là văn bản tiên phong về thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, là cơ sở pháp lý quan trọng cho sử dụng văn bản điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số, giao dịch điện tử.
 
Để giải quyết vấn đề cụ thể về chứng thực, xác thực hồ sơ điện tử từ bản chính trên Cổng DVCQG, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng yêu cầu các cơ quan ban ngành cần phối, kết hợp làm tốt hơn nữa để thực sự tạo sự chuyển đổi, hướng tới giao dịch, thanh toán điện tử mạnh mẽ hơn.
 
Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử
Tại cuộc họp, các đại biểu đều đánh giá dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVCQG là bước tiến lớn trong xây dựng Chính phủ điện tử, giúp người dân, DN thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử.
 
Tuy nhiên, để triển khai dịch vụ đạt hiệu quả cao nhất, nhiều ý kiến cho rằng cần trao đổi để làm rõ về vấn đề cấp bản chứng thực điện tử, về kho dữ liệu chứng thực, cấp chứng thư số, vấn đề bảo mật khi triển khai dịch vụ, đặc biệt là phải quản lý chặt chẽ việc cấp, sử dụng, khai thác bản sao chứng thực điện tử, bởi bản chứng thực điện tử sẽ sử dụng nhiều trong hoạt động kinh tế-xã hội...
 
Ý kiến đại diện từ Hiệp hội Công chứng Việt Nam cho biết hiện nay cả nước có trên 1.100 tổ chức hành nghề công chứng với trên 3.000 công chứng viên. Sau khi xã hội hóa tổ chức ngành nghề công chứng, Hiệp hội sẽ tiếp tục có những trao đổi, đóng góp hiệu quả vào triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
 
Về vấn đề bảo mật, Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết sẽ cung cấp dịch vụ kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số, bảo đảm tính an toàn, toàn vẹn của bản sao chứng thực điện tử đã cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đối với triển khai chữ ký số trên dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, khi đăng nhập hệ thống, cán bộ công chức thực hiện hệ thống này có thể sử dụng chứng thực số để đăng nhập. 
 
Theo Ban cơ yếu Chính phủ, đây là một biện pháp quản lý để hạn chế truy cập trái phép vào hệ thống. Ngoài ra, đơn vị sẽ xây dựng và công bố dịch vụ ký số, chứng thực bản sao trên Cổng DVCQG.
 
Để tiếp tục triển khai nhiệm vụ, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan xây dựng thông tư, hướng dẫn để cụ thể hóa mẫu bản sao chứng thực điện tử. Bên cạnh đó, các đơn vị doanh nghiệp như VNPost, Tập đoàn VNPT... cùng phối hợp triển khai dịch vụ.
 
Đối với các cơ quan, tiện ích đem lại là thực hiện toàn bộ quy trình cấp bản sao chứng thực từ bản chính trên hệ thống Cổng DVCQG, bảo đảm bản sao chứng thực được cấp ra là có đầy đủ các thông tin theo quy định, thống nhất về hình thức. Cán bộ, công chức tiếp nhận bản sao điện tử đã chứng thực có thể dễ dàng kiểm tra tính toàn vẹn, chính xác để giải quyết cho thủ tục tiếp theo.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top