Dự và chỉ đạo Đại hội về phía T.Ư Hội Nông dân Việt Nam có các đồng chí: Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị TƯ Hội NDVN...
Về phía lãnh đạo tỉnh có đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh qua các thời kỳ; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy. Đặc biệt, dự Đại hội còn có sự tham gia của 232 đại biểu đại diện cho hơn 110.000 hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh.
Trình bày báo cáo trước Đại hội, ông Trần Xuân Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Giang cho biết: Chặng đường 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã chủ động, sáng tạo tổ chức tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động...
Đặc biệt Hội đã phát huy vai trò, trách nhiệm của giai cấp nông dân trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.
Đời sống vật chất tinh thần của hội viên, nông dân đã từng bước được cải thiện, tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) năm 2018 đạt 26 triệu đồng/người/năm, năm 2022 đạt 34,24 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn năm 2022 là 42,93%, ở thành thị 8,67%; nhiều nhà ở của nông dân được xây dựng kiên cố, khang trang;...
Hàng năm các cấp Hội phối hợp mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội cơ sở tại tỉnh và cử cán bộ Hội tham gia các lớp bồi dưỡng do Trung ương Hội tổ chức đạt 100% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Toàn tỉnh có 11 huyện, thành Hội, 193 cơ sở Hội và 2.056 chi hội; công tác xây dựng tổ chức Hội là nhiệm vụ then chốt, trong đó công tác phát triển hội viên được các cấp Hội đặc biệt quan tâm. Đến nay, tổng số hội viên trên toàn tỉnh là 117.265 hội viên.
Trung bình mỗi năm có hơn 11.000 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đạt chỉ tiêu Trung ương giao. Hàng năm giúp đỡ được trên 8.000 lao động có việc làm làm tại chỗ; giúp đỡ vốn; giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 9.000 lượt hộ nông dân; giúp hơn 5.000 hộ nông dân thoát được nghèo và vươn lên làm ăn khá giả.
Hằng năm phối hợp tư vấn học nghề và đào tạo nghề được 867 lớp, cho 34.700 lao động nông thôn và sau học nghề có trên 60% số lao động tự tạo được việc làm tại chỗ và trên 25 % số lao động có việc làm tại các khu công nghiệp.
Một trong những kết quả nổi bật của Hội Nông dân tỉnh Hà Giang trong nhiệm kỳ qua là đã vận động hội viên nông dân tham gia thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Kết quả hội viên, nông dân đã đóng góp được trên 2 nghìn tỷ đồng, trên 450 nghìn ngày công cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, làm mới và sửa chữa trên 350 km đường giao thông nông thôn; tham gia cải tạo kiên cố hóa được trên 20 nghìn chiếc cầu, cống; hiến đất được trên 1,9 triệu m2 đất.
Nhiệm kỳ 2023-2028, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã đề ra 15 chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, 100% cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội; 100% cán bộ Hội đều am hiểu phong tục, tập quán,tiếng nói phổ biến của nhân dân địa phương. Trên 90% cán bộ Hội chuyên trách các cấp và Chi hội trưởng chi Hội Nông dân được trang bị kiến thức về nông nghiệp, kỹ năng nông vận, nghiệp vụ công tác Hội.
Hằng năm kết nạp từ 2.000 hội viên mới trở lên. Trên 97 % cơ sở Hội trở lên hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 100% cán bộ chi hội, cán bộ Hội cơ sở có vườn tạp, tham gia cải tạo và có sản phẩm từ vườn tạp. 100% cán bộ Hội các cấp gương mẫu đi đầu trong việc xóa bỏ hủ tục, phong tục lạc hậu. 100% cán bộ Hội gương mẫu đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp hàng năm bình quân từ 15% trở lên...
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã ghi nhận, biểu dương và chúc mừng biểu dương những thành tích mà các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân tỉnh Hà Giang đã được trong nhiệm kỳ qua. Bên cạnh những những thành tựu đạt được thì Nông nghiệp- Nông dân- Nông thôn của cả nước còn nhiều những khó khăn thách thức như: đời sống của một bộ phận cư dân nông thôn nhất là ờ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiều số và việc tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội vẫn còn nhiều khó khăn...
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn còn thấp; trong quan hệ sản xuất, người nông dân luôn đứng ở vị trí yếu thế; liên kết 4 nhà chưa chặt chẽ; hợp tác, liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với Doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, nông dân tham gia kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế; sản xuất nhìn chung vẫn là nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu cùa nền sản xuất hàng hóa.
Vấn đề bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa vẫn đang là khó khăn lớn nhất trong quá trình sản xuất... Những vấn đề đó là tình trạng chung Nông nghiệp- Nông dân- Nông thôn nước ta, trong đó có Hà Giang.
Để khắc phục những tồn tại hạn chế, vượt qua những khó khăn, thách thức nêu trên Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đề nghị các đại biểu của Đại hội cùng thào luận, tìm ra các nguyên nhân nhất là nguyên nhân chủ quan, đề ra các giải pháp khả thi để từng bước khăc phục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ tới, góp phần nâng cao đời sống cho nông dân.
Trong đó, Hội đẩy mạnh tuyên truyên, vận động và thực hiện có hiệu qua các Nghị quyết của Đảng, nhất là liên quan đến Nông nghiệp- Nông dân – Nông thôn, mà trọng tâm là Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chương trình của Hội, các vấn đề liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn để nông dân nắm được, hiểu và thực hiện; chú trọng đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền đảm báo thiết thực, phù họp, hấp dẫn với nông dân...
Các cấp Hội tập trung xây dựng tố chức Hội vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, hoạt động có hiệu quả; trong dó, cần coi trọng xây dựng Ban Chấp hành, đội ngũ cán bộ Hội các cấp đảm báo đủ số lượng, có trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị; nhiệt huyết trách nhiệm với công tác Hội và phong trào nông dân.
Hội chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, tiếp tục đổi mới phương thức tập hợp, thu hút hội viên nhất là các đối tượng nhà khoa học, tri thức, doanh nghiệp nông nghiệp, các sinh viên xuất thân lừ nông thôn vào tổ chức Hội thông qua xây dựng chi Hội nông dân nghề nghiệp, tổ Hội nông dân nghề nghiệp, các câu lạc bộ của nông dân.
Các cấp Hội cần tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức các Phong trào thi đua yêu nước trong nông dân đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả và có sức lan tòa rộng rãi; trong đó, trọng tâm là phong trào nông dân thi đua SXKDG đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững với phương châm 'tuyên truyền vận động đi cùng với hỗ trợ phát triển phong trào"; gắn phong trào nông dân SXKDG với xây dựng NTM và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh với lực lượng nồng cốt, dẫn dắt là ông dân SXKD giỏi.
Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo hướng thiết thực, hiệu quả, lấy lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nông dân làm mục tiêu, nội dung hoạt động của Hội.
Các cấp Hội trong tỉnh cần tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, chủ động thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân, vai trò làm cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nông dân...
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Thào Hồng Sơn biểu dương, ghi nhận và chúc mừng những thành tích công tác Hội và phong trào nông dân đạt được trong nhiệm kỳ qua.
Đồng thời nhấn mạnh, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết nông dân, nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng hoạt động của Hội; chú trọng địa bàn cơ sở, bám sát thực tiễn sản xuất và đời sống của người nông dân.
Cùng với đó, đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nông dân, trọng tâm phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; thông qua các hoạt động dịch vụ, tư vấn, huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản.
Hội tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, tham gia hình thành các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho người nông dân.
Hội cần tôn vinh người nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân tiên phong trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, các nghệ nhân giữ gìn và phát triển nghành nghề, làng nghề truyền thống.
Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Ban Chấp hành các cấp, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác của cả nhiệm kỳ và nhiệm vụ hằng năm, bám sát Nghị quyết Đại hội cấp mình và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp để cụ thể hoá, xây dựng các chương trình công tác, chỉ tiêu, biện pháp phù hợp; gắn chặt các hoạt động của Hội với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương; tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện từ các nguồn lực xã hội cho công tác Hội...
Với chủ đề "Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua; đẩy mạnh chuyển đổi số, hợp tác, liên kết, hỗ trợ nông dân; phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng Nông thôn mới phát triển bền vững", Đại hội đã tập trung thảo luận các vấn đề nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Hội và thúc đẩy phát triển phong trào nông dân.
Đồng thời, Đại hội biểu quyết thông qua Nghị quyết nhiệm kỳ 2023 – 2028 với 15 chỉ tiêu cụ thể, 4 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá.
Trước đó, phiên làm việc thứ nhất Đại hội đã bầu 31 đồng chí vào BCH khóa X. Tại Hội nghị lần thứ nhất, BCH Hội đã bầu Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí; bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch...
Kết quả, đồng chí Trần Xuân Thủy được tín nhiệm, tái cử giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khóa X. Đại hội cũng đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 gồm 12 đại biểu chính thức và 1 đại biểu đương nhiên, 3 đại biểu dự khuyết.
Tại Đại hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý đã tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 10 cá nhân; nhiều cá nhân và tập thể được Hội Nông dân tỉnh khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân, nhiệm kỳ 2018 – 2023.