Đà Nẵng – điểm sáng về chuyển đổi số

Thứ hai, 30/12/2024 09:04

Đà Nẵng là hình mẫu về chuyển đổi số, nơi các công nghệ tiên tiến đang được áp dụng mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Chuyển đổi số - động lực phát triển kinh tế xã hội

Đà Nẵng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu ngày càng cao trong việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước cũng như phát triển kinh tế. Đà Nẵng không chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ mà còn tạo ra các nền tảng số phục vụ cho mọi lĩnh vực từ quản lý hành chính, y tế, giáo dục, đến dịch vụ công trực tuyến.

img

Đoàn viên thanh niên tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên và người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng VneID, giao dịch hành chính công trực tuyến.

Tính đến nay, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của thành phố đã đạt tới 95%, mức cao nhất trong cả nước. Tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến cũng đạt 65%, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, hệ thống Trung tâm Giám sát và Điều hành thông minh (IOC) của thành phố đã và đang phát huy hiệu quả trong việc cải cách hành chính, giúp chính quyền thành phố ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.

Việc triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và các dữ liệu mở đã giúp tăng cường khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân, tạo nền tảng vững chắc để phát triển các ứng dụng thông minh, tiện ích phục vụ cộng đồng.

Cơ sở hạ tầng viễn thông CNTT đồng bộ

Đà Nẵng chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT). Các đường truyền dữ liệu được đầu tư mạnh, đảm bảo tốc độ và chất lượng dịch vụ cho các hoạt động số của thành phố. Ngành công nghiệp CNTT của Đà Nẵng đã có sự phát triển vượt bậc với mức tăng trưởng 10-15% mỗi năm.

Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của thành phố cũng tăng trưởng ở mức 15% mỗi năm. Điều này cho thấy Đà Nẵng đang trở thành một trung tâm công nghệ số lớn của khu vực miền Trung, thu hút nhiều nhà đầu tư và công ty công nghệ vào phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao. Sự phát triển này còn đóng góp trực tiếp vào GDP của thành phố, với 20,69% trong tổng GRDP, vượt xa chỉ tiêu đề ra cho năm 2025 (20%).

Đà Nẵng là một điển hình cho sự phát triển kinh tế số, khi tỷ trọng kinh tế số trong cơ cấu GRDP của thành phố đã đạt mức 17,5% vào năm 2022. Thành phố đã xây dựng một hệ thống các nền tảng số, ứng dụng công nghệ để thúc đẩy các ngành kinh tế chủ lực như du lịch, thương mại điện tử, sản xuất thông minh và dịch vụ tài chính.

Mặc dù Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành công, nhưng thành phố vẫn phải đối mặt với một số thách thức trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và tăng cường chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước. Các dữ liệu hiện tại vẫn còn rời rạc, chất lượng chưa cao, và việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân còn gặp nhiều trở ngại.

Để tiếp tục phát triển và đạt được mục tiêu trở thành một thành phố thông minh toàn diện vào năm 2030, Đà Nẵng cần tập trung hoàn thiện hạ tầng kết nối số, đồng thời phát triển các kỹ năng số cho người dân và các doanh nghiệp để họ có thể dễ dàng thích ứng với các công nghệ mới. Ngoài ra, việc tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ thông tin cũng là một yếu tố quan trọng./.

TTTT
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top