Với dân số già và sự gia tăng của người dân di cư đến các thành phố (đặc biệt là trong một thế giới hậu đại dịch), điều quan trọng là các TPTM được thiết kế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong tương lai. Nhưng các ông nghệ TPTM có tác động như thế nào đến đời sống và sức khỏe của người dân thành phố?
Công nghệ TPTM – Dữ liệu chăm sóc sức khỏe
Một trong những điểm mạnh nhất của công nghệ TPTM là khả năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Một thành phố được triển khai với cảm biến trên thiết bị di động, mạng xe cộ và thiết bị IoT có thể tạo ra một mạng lưới cơ sở hạ tầng thông minh toàn diện có thể đánh giá hiệu quả của các quy trình và hệ thống của thành phố.
Thông qua máy học để phân tích dữ liệu và hiểu biết về hành vi, các TPTM có sự thích ứng và thống nhất trong việc giải quyết những sự sai khác về sức khỏe và phúc lợi cũng như chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bằng cách phân tích dữ liệu thu thập được từ những thiết bị IoT, các chuyên gia y tế có thể xác định cụ thể các nhóm có nguy cơ mắc bệnh và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
Y tế thông minh không chỉ là bài toán chữa khỏi bệnh, mà còn ngăn ngừa bệnh thông qua phát hiện và chẩn đoán sớm. Sự tích hợp các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) sẽ phát huy vai trò của mình.
AI và tự động hóa giúp quản lý dữ liệu hồ sơ sức khỏe hiệu quả. AI cũng được triển khai để thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại như phân tích xét nghiệm, hỗ trợ quá trình tạo thuốc, phát hiện sớm bệnh di truyền, mạn tính và hiểm nghèo.
IoT có thể sử dụng nhằm thu thập thông tin chi tiết, có giá trị từ các thiết bị y tế ngay lập tức, theo dõi tình trạng bệnh nhân sau đó chuyển thông tin đến bác sĩ, hộ lý trong thời gian thực. Từ đó nâng cao hiệu quả trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tổng thể. IoT kết hợp với công nghệ hỗ trợ điều trị y tế từ xa, giúp bệnh nhân kết nối với bác sĩ, chuyên gia y tế một cách thuận tiện, dễ dàng thông qua thiết bị di động, điện thoại, máy tính thông minh. Bệnh nhân cũng có thể chủ động theo dõi, chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà hàng ngày.
Tuy nhiên, điều quan trọng đối với các TPTM này là các ưu tiên về chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn lập kế hoạch và phát triển ban đầu. Các nhà phát triển và các nhà lãnh đạo thành phố nên đầu tư vào các hệ thống cung cấp tính năng thu thập dữ liệu và học tập thông minh. Dữ liệu này cho phép các dịch vụ của thành phố đáp ứng kịp thời những nhu cầu cấp thiết về sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Santa Monica (Hoa Kỳ) được biết đến là một trong những thành phố đầu tiên trên thế giới đo lường mức độ hài lòng và phúc lợi của người dân bằng cách theo dõi sức khỏe và hạnh phúc của người dân.
Tương tự như vậy, các TPTM có thể đo lường mức độ thành công dựa trên kết quả cải thiện đời sống và cung cấp khả năng tiếp cận với tính di động, sức khỏe cộng đồng, học tập và nhà ở, trong khi vẫn chú trọng đến tính bền vững.
Các thành phần và hành vi thông minh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiết kế một môi trường thành phố có thể có tác động rất lớn đến các lựa chọn về lối sống, sức khỏe.
Việc triển khai các tuyến đường dành cho người đi bộ không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm và giao thông trong thành phố mà còn có tác dụng lâu dài đối với sức khỏe của cộng đồng.
Các TPTM hiện có thể áp dụng công nghệ và điều chỉnh không gian thành phố phù hợp với các khu vực đô thị dành cho người đi bộ, thúc đẩy các hành vi lối sống lành mạnh hơn.
Các nhà phát triển và lãnh đạo thành phố có thể nâng cao hơn nữa những nỗ lực này bằng cách triển khai công nghệ mới vào không gian dành cho người đi bộ.
Hiện nay công ty công nghệ Pavegen ở Anh đã phát triển, khuyến khích sức khỏe đồng thời tạo ra năng lượng tái tạo với mỗi bước chân để cung cấp năng lượng chiếu sáng LED. Công nghệ TPTM tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo, vượt xa điểm xuất phát ban đầu, tạo ra một lượng nhỏ năng lượng xanh và có tác động lớn hơn nữa đến những hành vi bền vững của người dùng.
Chất lượng cuộc sống được nâng cao nhờ công nghệ TPTM
Các TPTM đã cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng trăm nghìn công dân trên khắp thế giới. Công nghệ thông minh ngày nay đã có thể theo dõi và chia sẻ thông tin về sức khỏe của một người như dinh dưỡng, tập thể dục, thói quen ngủ, sức khỏe tâm thần và quản lý căng thẳng của họ.
Các phương pháp phòng ngừa này được thu thập dữ liệu thông qua những thiết bị IoT và có thể lập bản đồ chính xác các mối nguy hiểm, trường hợp khẩn cấp và tội phạm tiềm ẩn trong thành phố theo thời gian thực.
Ngoài ra, các môi trường bền vững được hỗ trợ thông qua công nghệ thông minh có thể giúp giảm lượng khí thải CO2, ô nhiễm không khí và tiêu thụ năng lượng. Công nghệ TPTM thúc đẩy cách tiếp cận bền vững không chỉ giúp giảm tác dụng phụ của các quá trình gây ô nhiễm mà còn khuyến khích sự thay đổi hành vi của công chúng để hướng tới cuộc sống xanh hơn.
Gần đây, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) của Liên Hợp Quốc đã báo cáo về những gì cộng đồng và chính phủ có thể làm để giảm tác động tiêu cực của tăng nhiệt độ. Cùng với việc tăng gấp đôi các quy trình giảm thiểu CO2, IPCC nhấn mạnh tầm quan trọng vào sự tham gia của người dân.
Các sáng kiến và công nghệ khuyến khích thay đổi hành vi và thu hút cộng đồng tham gia hành động bền vững là rất quan trọng và cần được thực hiện trong các TPTM trên toàn cầu. Hành vi của người dân sẽ đóng một vai trò quan trọng cũng như các nỗ lực phát triển bền vững của chính phủ.
Kết luận
Mục tiêu chính của TPTM là cải thiện chất lượng cuộc sống, trong đó chăm sóc sức khỏe thông minh đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu đó. Công nghệ TPTM có tiềm năng định hình lại cơ sở hạ tầng và quy trình của thành phố, từ đó góp phần cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho người dân.