Công nghệ, dữ liệu là chìa khóa để DN châu Á phát triển bền vững

Thứ sáu, 25/11/2022 15:15

Mục tiêu kép - vừa phát triển bền vững, vừa có lợi nhuận - đang là thách thức với các doanh nghiệp (DN) châu Á. Cần những giải pháp thực tế và hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy quá trình này.

 Tuân thủ các quy định pháp lý là động lực và thách thức về phát triển bền vững ở Đông Nam Á

Nghiên cứu mới nhất của Oxford Economics và SAP cho thấy các DN châu Á còn nhiều việc cần làm để để thúc đẩy các giá trị bền vững. Theo kết quả khảo sát, có tới 66% DN cho rằng không khó để đạt được mục tiêu kép - vừa phát triển bền vững, vừa có lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ 8% DN cho biết họ đã ghi nhận lợi ích đáng kể từ các chiến lược phát triển bền vững ở thời điểm hiện tại.

20221212-pg12.jpg

Trên thực tế, rất nhiều DN vẫn còn lúng túng giữa việc lên kế hoạch và thực thi các chiến lược phát triển bền vững. Tại châu Á, có tới 60% DN có kế hoạch bền vững được truyền đạt rõ ràng, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với 68%, còn Indonesia đứng cuối bảng xếp hạng với 46%. Chỉ 20% DN trong khu vực coi phát triển bền vững là một trong những tiêu chí để đánh giá và khen thưởng ban lãnh đạo DN. Ngoài ra, gần một nửa các DN tham gia khảo sát (44%) cho biết nhân viên cũng tích cực tham gia vào các nỗ lực phát triển bền vững của DN, cao nhất là ở Ấn Độ với 52%, tiếp theo là Singapore với 51% và thấp nhất ở Malaysia với 33%.

Tại buổi họp báo trực tuyến do SAP và đại diện Oxford Economics tổ chức diễn ra chiều ngày 07/11/2022 để công bố kết quả nghiên cứu, bà Verena Siow, Chủ tịch và Tổng giám đốc SAP Đông Nam Á, cho biết: Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các DN, quy định pháp lý là một trong những động lực chính để phát triển bền vững. Có tới 74% DN Singapore đồng tình với quan điểm này, tiếp đến là Indonesia với 60% và Malaysia với 52%.

Tuy nhiên, các DN cần phải tập trung vào các chiến lược phát triển bền vững để đạt được những mục tiêu của mình. Lợi ích chính mà các DN có được từ phát triền bền vững là tuân thủ (46%) - tỷ lệ này ở Indonesia là 56%, Singapore là 43% và thấp nhất là Malaysia với 39%. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào tuân thủ là thách thức lớn thứ hai đối với các DN (26%), chỉ sau việc tái định hình chiến lược kinh doanh. Con số này ở Singapore là 32%, Indonesia 27% và thấp nhất là Malaysia với 23%.

Dữ liệu là chìa khóa để cải thiện kết quả về phát triển bền vững

Chìa khóa để cải thiện hiệu quả phát triển bền vững nằm ở việc phân tích và sử dụng dữ liệu hợp lý trong quá trình ra quyết định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dữ liệu chính xác là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để các DN Đông Nam Á đạt được mục tiêu giảm phát thải carbon.

Bà Verena Siow chia sẻ: Việc ra quyết định dựa trên dữ liệu không chính xác là một thách thức được ghi nhận trong các DN Đông Nam Á. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chưa đến 1/6 (13%) DN ở Singapore và chưa đến 1/4 (23%) ở Malaysia và Indonesia đã bắt đầu đo lường tổng lượng phát thải carbon trong DN họ. Đa số (60% ở Singapore, 77% ở Malaysia) đã bắt đầu quá trình này ở một số cấp độ khác nhau, so với chỉ 31% ở Indonesia. Trong số các DN đã bắt đầu đo lường tổng lượng phát thải carbon, 62% đã thực hiện các thay đổi về quy trình kinh doanh dựa trên các số liệu phát thải thu thập được.

Tuy nhiên, các DN Đông Nam Á vẫn còn nhiều việc phải làm. Việc đầu tư vào các công cụ phân tích dữ liệu để đo lường tính bền vững trong DN vẫn chưa diễn ra trên diện rộng - chỉ có 47% DN ở Singapore, 35% ở Malaysia và 31% ở Indonesia cam kết đầu tư. Tương tự, đối với việc đào tạo nhân viên về thu thập và đo lường dữ liệu bền vững, chỉ có 36% DN Singapore cho biết họ đang triển khai, so với 40% ở Indonesia và 50% ở Malaysia.

Lãnh đạo về phát triển bền vững là cần thiết

Hành động về phát triển bền vững là nhu cầu mang tính cấp bách. Ngoài tác động đến môi trường, chỉ 33% DN Indonesia cho biết lực lượng lao động của họ chưa nhận thức được rằng nếu không phát triển bền vững, DN sẽ mất khách hàng vào tay đổi thủ. Con số này còn thấp hơn ở các nước láng giềng, với chỉ 21% nhân viên các DN Malaysia và chỉ 15% nhân viên DN Singapore ý thức được điều này.

Các DN thành công với phát triền bền vững đều có đặc điểm chung như đưa ra các mục tiêu rõ ràng ở cấp chiến lược, phát huy tối đa sức mạnh công nghệ và quản lý dữ liệu, đồng thời kết nối với các bên liên quan như nhân viên, đối tác, chuỗi cung ứng và các cơ quan chức năng.

Ông Edward Cone, Giám đốc biên tập Oxford Economics, cho biết: "Các nhà lãnh đạo phát triển bền vững cần có tầm nhìn xa để đảm bảo các sáng kiến bền vững được thực thi đến nơi đến chốn. Họ sẽ kết nối với các bên liên quan trong và ngoài công ty, áp dụng công nghệ tích hợp để đo lường và theo dõi hiệu suất, đồng thời phân chia trách nhiệm một cách rõ ràng".

Tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP27 năm nay, SAP đã cam kết hỗ trợ việc chuyển đổi chính sách trên toàn cầu, giúp các DN đổi mới bền vững, tập trung vào các nền kinh tế mới nổi để đạt được hiệu quả tỷ đô và kiến tạo nhiều cơ hội việc làm hơn nữa.

"Các quan hệ đối tác công, tư và đa thành phần là những yếu tố cần thiết để tạo ra sự thay đổi cần thiết cho một nền kinh tế xanh ở ASEAN. Các nhà lãnh đạo DN Đông Nam Á không nên chỉ coi phát triển bền vững như một biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đây là cơ hội để hiện thực hóa các nguồn doanh thu bền vững mới, tìm kiếm hiệu quả hoạt động mới và xây dựng các mô hình kinh doanh mới dựa trên các khái niệm phát thải thấp, tuần hoàn và tái tạo để mang lại lợi ích cho DN và cộng đồng", bà Verena Siow cho biết thêm.

SAP đã cập nhật giải pháp "Tháp kiểm soát bền vững SAP" để cung cấp các giải pháp phát triển bền vững đúng với những gì các DN đang tìm kiếm. Những công nghệ máy học (machine learning), Internet vạn vật (IoT) và công nghệ phân tích chuyên sâu của SAP giúp các đối tác, khách hàng trở thành các DN thông minh. SAP mang đến cho DN và người dùng những phân tích chuyên sâu trong kinh doanh, giúp thúc đẩy sự hợp tác và trở thành DN đầu ngành./.

 

theo ictvietnam.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top