Cơ quan nhà nước, chính quyền là đầu tàu của chuyển đổi số

Thứ tư, 30/09/2020 09:47

Chuyển đổi số giờ đây đã trở thành xu hướng tất yếu cho sự phát triển xã hội, giúp cho các đơn vị, cơ quan, tổ chức thay đổi phương thức làm việc, giúp quản lý công việc minh bạch, hiệu quả, nâng suất hơn thông qua các công cụ số thông minh.

20200930-Nam-1.jpg
Ông Nguyễn Huy Dũng chia sẻ về mục tiêu, định hướng kế hoạch chuyển đổi số quốc gia trong các mảng tài chính, quản lý CBCCVC và quản lý giáo dục
Với mục tiêu chung để phát triển, góp phần cung cấp thông tin hữu ích hỗ trợ các đơn vị hành chính sự nghiệp xã, phường, nâng cao hiểu biết về chuyển đổi số, Công ty Cổ phần MISA vừa tổ chức hội thảo trực tuyến "Chuyển đổi số trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, quản lý giáo dục, quản lý cán bộ công chức viên chức (CBCCVC)".
 
Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, gần 500 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, các tổ chức giáo dục Trung ương, địa phương.
 
Chuyển đổi số luôn cần sự thay đổi trong nhận thức, tư duy
 
Tại hội thảo, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin hoạc hóa - Bộ TT&TT đã chia sẻ về mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
 
Theo ông Dũng, Chương trình Chuyển đối số quốc gia đã hướng tới chuyển đổi số Việt Nam thành một quốc gia thông minh, trong đó quốc gia số có 03 trụ cột: chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Vai trò của chính phủ số là nhân tố quan trọng "đầu tàu của đoàn tàu chuyển đổi số".
 
"Chính vì là nhân tố quan trọng, các cơ quan nhà nước, chính quyền phải làm gương, là nơi chuyển đổi số trước và dẫn dắt toàn bộ tiến trình chuyển đổi số của xã hội. Muốn thực hiện nhanh, hiệu quả tiến trình đó, bước đầu tiên cần có phải xuất phát từ thay đổi nhận thức, tư duy", Cục trưởng Dũng nhấn mạnh.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia với quan điểm lấy người dân làm trung tâm, những lĩnh vực nào liên quan, tác động đến nhiều người dân sẽ được ưu tiên chuyển đổi số trước. Một trong 08 nội dung được ưu tiên trong Chương trình chuyển đối số có quy định ưu tiên về nội dung về giáo dục.
 
Trên quan điểm quản lý, khẳng định sự cần thiết, quan trọng cần phải đưa công nghệ số vào các lĩnh vực của giáo dục, ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT cho rằng cần tập trung đưa các công nghệ, thành tựu từ cuộc CMCN 4.0 vào các hoạt động của ngành GD&ĐT, nhằm tạo ra phương thức làm việc mới, cách thức quản lý mới, các dạy học, kiểm tra, đánh giá, tất cả vì mục tiêu cuối cùng hướng tới nâng cao hiệu quả các hoạt động GD&ĐT, chất lượng toàn diện ngành giáo dục.
 
"Cần thiết đổi mới phương thức cách học truyền thống, ứng dụng việc học trực tuyến, thư viện số, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu lớn để phục vụ phân tích hiệu quả của ngành giáo dục", Cục trưởng Hải nhấn mạnh.
 
Đối với hoạt động chuyển đổi số trong ngành nội vụ, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ chia sẻ về 3 mục tiêu chính gồm: quản lý con người, tài chính, văn bản bằng công nghệ.
 
Theo ông Bình, một số đơn vị sử dụng phần mềm MISA đã có dữ liệu được đẩy về Bộ Nội vụ, từ đó quá trình trao đổi thông tin diễn ra thông suốt và chính xác. Với những hiệu quả đó, các cơ quan, đơn vị có thể tham khảo mô hình mẫu này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
 
Doanh nghiệp tạo nền tảng số tích cực
 
Phát biểu tại hội thảo, bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc MISA nhấn mạnh: Trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã tích cực, làm tốt vai trò của mình để quá trình này nhanh, hiệu quả, tất cả nhờ việc tạo ra các nền tảng số phục vụ cho toàn xã hội.
 
Công ty luôn ý thức được vai trò của mình, ngay từ sớm, đã phát triển, ra đời các các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ số như: Dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud)…. Đến nay, các sản phẩm của MISA đã triển khai tại hơn 70% các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, xã, phường trên toàn quốc.
 
"Ứng dụng công nghệ số để liên thông cơ sở dữ liệu toàn ngành sẽ giúp các cơ quan chủ quản có bức tranh toàn diện về tài chính, ngân sách, quản lý các mảng chuyên môn mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ việc ra quyết định kịp thời. Các đơn vị tại địa phương cung cấp được báo cáo chính xác, kịp thời, giảm bớt các thủ tục hành chính; giảm thời gian, công sức, tiết kiệm ngân sách nhờ tự động hóa các quy trình tác nghiệp", Tổng Giám đốc MISA nhấn mạnh.
 
Cũng theo bà Thúy, hiện nay MISA cung cấp các giải pháp chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu cho đơn vị chủ quản, các đơn vị tại địa phương về công tác quản lý ngân sách nhà nước, quản lý giáo dục, quản lý CBCCVC như: Nền tảng quản lý tài chính Nhà nước MISA FinGov, Nền tảng quản lý trường học MISA QLTH, Nền tảng quản lý cán bộ MISA QLCB. Thông tin thêm về các giải pháp chuyển đổi số cho đơn vị hành chính sự nghiệp (Công ty xây dựng mọi thông tin trên trang web có địa chỉ: www.misa.vn).
 
Như vậy, Chương trình Chuyển đối số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đi vào đời sống và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại các đơn vị, cơ quan, tổ chức. Đây là một nhu cầu tất yếu chung của sự phát triển xã hội và đây cũng chính là một cơ hội thuận lợi để Việt Nam bứt phá, phát triển toàn diện trong cuộc CMCN 4.0.
 
Qua hội nghị trực tuyến, MISA với tư cách là một doanh nghiệp CNTT chuyên cung cấp các nền tảng, dịch vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị, việc khẳng định thêm sự cam kết, không chỉ làm tốt triển khai các giải pháp CNTT, mà sẽ thực hiện tốt hơn các giải pháp công nghệ số cũng được coi là một món quà ý nghĩa để tri ân các khách hàng, tất cả vì mục tiêu giúp đỡ, hỗ trợ công tác quản lý điều hành trong các đơn vị cơ quan nhà nước ngày một hiệu quả, chất lượng cao hơn.
 
Trọng Thành (ictvietnam)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top