CNTT – Hạ tầng thông minh giúp Thủ đô phát triển

Thứ ba, 11/10/2011 07:44

Ngày 8/10/2011, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại – Sở Công thương Hà Nội tổ chức Hội thảo “Công nghệ thông tin và tương lai phát triển Hà Nội”. Hội thảo được tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND Thành Phố Hà Nội nhằm mục đích thảo luận về định hướng phát triển ngành Công nghệ thông in – Viễn thông thủ đô đến năm 2015 định hướng 2020.

img

Hướng đến mục tiêu “Sớm đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về CNTT – TT” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 9/2010, Hội thảo tập trung vào chủ đề “CNTT và tương lai phát triển Hà Nội”, coi CNTT – TT là yếu tố then chốt góp phần vào quá trình phát triển kinh tế Thủ đô – đầu tàu của kinh tế của cả nước. Đặc biệt là việc phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-VT thủ đô, biến CNTT-VT thành hạ tầng thông minh của nền kinh tế tri thức.

Đối với thủ đô Hà Nội, Công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số là ngành kinh tế trọng điểm của Thành phố. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, tổng doanh thu từ hoạt động công nghiệp CNTT đạt 5 tỷ USD, quy hoạch và xây dựng ít nhất 5 khu công nghiệp phần mềm và nội dung số, 2 khu công nghiệp phần cứng, đào tạo 60 nghìn nhân lực CNTT. Tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 30%/năm. Riêng ngành phần mềm và nội dung số đạt tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 30%/năm, doanh thu phần mềm: 1,1 tỷ USD/năm, nội dung số đạt 900 triệu USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm 30%. Tầm nhìn đến năm 2020, ngành CNTT Thành phố Hà Nội đạt doanh thu 10 tỷ USD.

Để đạt được những mục tiêu trên, theo ông Đặng Vũ Tuấn – Phó giám đốc thường trực Sở TTTT Hà Nội cho rằng “cần phải thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ và giải pháp trong đó ưu tiên hàng đầu là phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghiệp CNTT, quy hoạch, xây dựng và phát triển nhiều khu công nghiệp CNTT tập trung; Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, xây dựng và triển khai các cơ chế khuyến khích phát triển ngành CNTT”. Ông Tuấn cũng cho hay: “TP. Hà Nội cũng đưa ra 7 đề án lớn trong giai đoạn 2012-2020 theo 4 nhóm: Xây dựng cơ sở hạ tầng; Điều tra khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu; Hỗ trợ doanh nghiệp; và Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.”

Trong hội thảo, người tham dự cũng được nghe ba (03) bài thuyết trình khác tập trung khai thác chủ yếu chủ đề thay đổi nhận thức về ngành CNTT-VT, coi CNTT-VT là hạ tầng của hạ tầng, là hạ tầng thông minh của nền kinh tế trí thức. Phát triển mô hình thành phố thông minh hơn – smarter city với sự liên kết thông minh với tất cả các ngành nhằm tối ưu hóa tất cả các hạ tầng khác: Giao thông vận tải, Giáo dục, An ninh công cộng, Y tế, Năng lượng…dựa trên nền tảng CNTT. Mô hình phát triển hạ tầng CNTT, theo các diễn giả, không thể tách rời mô hình hợp tác Công – Tư (PPP). Ở các nước có thành tựu lớn về phát triển kinh tế như: Ấn độ, Hàn Quốc, Singapore…PPP luôn chiếm tỷ trọng cao trong đầu tư phát triển. Thực tế tại nước ta, theo thông tin từ Bộ Kế hoạch Đầu tư , từ nay đến năm 2020, nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng 7-8%/năm, Việt Nam cần khoảng 100-150 tỉ đô la Mỹ cho phát triển hạ tầng kinh tế. Trong khi đó, các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ODA chỉ đáp ứng được 50%. Điều này cho thấy mô hình PPP cần giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển sắp tới của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Tiến sỹ Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách CNPM Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN nhấn mạnh: không chỉ “Sớm đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT” mà còn phải “Sớm đưa Việt Nam thành nước mạnh bằng CNTT. Tức là: CNTT phải được coi là động lực then chốt cho sự phát triển, có thể coi hạ tầng cơ sở CNTT là “ hạ tầng của hạ tầng”. Điều này yêu cầu cam kết chính trị mạnh ở cấp cao nhất và lãnh đạo cao nhất của các cấp chính quyền cấp dưới, và đi kèm với mức đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là đầu tư xây dựng hạ tầng CNTT; Phát triển CNTT là sự nghiệp của toàn dân, trong đó sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top