Chuyển đổi số tại các xã miền núi Thanh Hóa - thách thức và cơ hội

Thứ bảy, 27/05/2023 14:07

Chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Ở khu vực miền núi của tỉnh với những đặc thù riêng, việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi số đang đặt ra nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để làm thay đổi đời sống của người dân và tạo động thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa ở địa phương.

tuoi-tre-thanh-hoa-tien-phong-tham-gia-chuyen-doi-so-7-1679225695141818741058.jpg 

Năm 2023, xã Trung Hạ là 1 trong xã của huyện Quan Sơn được lựa chọn để thực hiện chuyển đổi số cấp xã. Trên cơ sở rà soát, đánh giá tình hình thực tế của địa phương, xã đã tập trung xây dựng chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ của cán bộ công chức, giúp cho công tác chỉ đạo điều hành và phục vụ người dân được tốt hơn.

Ông Hà Công Úy, Chủ tịch UBND xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ công chức trong thực hiện công tác chuyển đổi số, áp dụng vào công việc."

Tại xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, với đặc thù đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 90% dân số, khi thực hiện chuyển đổi số, Ban chỉ đạo của xã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là phải làm cho người dân hiểu được chuyển đổi số là gì, đồng thời thấy được lợi ích khi ứng dụng công nghệ số vào đời sống và sản xuất kinh doanh, từ đó chủ động tham gia thực hiện. Các tổ công nghệ số cộng đồng tại các bản đã được thành lập và đi vào hoạt động, thành viên của tổ đến từng nhà trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị công nghệ để phục vụ cuộc sống.

Ông Lâu Văn Dế, Bản Na Tau, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Dùng điện thoại thông minh bà con cũng được nhiều cái, đọc được nhiều thông tin hơn. Vào các nhóm zalo rồi bạn bè ốm đau lại thông báo vào đó, dễ dàng cho bà con chúng tôi. Rồi người dân trao đổi buôn bán qua cái điện thoại cũng thuận lợi hơn."

Những khó khăn lớn nhất của các địa phương miền núi khi thực hiện chuyển đổi số, đó là hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, mặt bằng dân trí và điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều hạn chế. Nhiều hộ dân chưa đủ điều kiện để mua sắm các thiết bị thông minh, hoặc do thói quen sinh hoạt nên chưa quen với việc ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống hàng ngày. Để thay đổi nhận thức và hành vi của người dân, cách hiệu quả nhất là làm cho họ nhìn thấy trực tiếp những lợi ích do chuyển đổi số mang lại, bắt đầu từ những việc liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như nhu cầu thông tin giải trí, mua sắm và thanh toán, cho đến việc thực hiện các thủ tục hành chính công trực tuyến ở xã, huyện.

Năm 2023, toàn tỉnh sẽ có 132 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số. Với hơn 200 đơn vị cấp xã, kết quả thực hiện chuyển đổi số của 11 huyện miền núi có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch chuyển đổi số của toàn tỉnh. Nếu vượt qua được các khó khăn, thách thức, thực hiện thành công chuyển đổi số sẽ góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân và tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở khu vực này.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top