Chuyển đổi số qua các nền tảng số Make in Viet Nam xuất sắc

Thứ năm, 05/08/2021 10:40

Trong số các vấn đề quan trọng, được coi là sống còn, quyết định đến sự phát triển bền vững của các tổ chức, doanh nghiệp (DN) trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai thì chuyển đổi số (CĐS) được xem là "dưỡng chất" thúc đẩy DN tăng trưởng.

20210805-ta2.jpg

CĐS là cuộc đua sống còn đối với các SMEs - Ảnh minh họa internet

Đồng thời, nhờ có CĐS, giúp DN thay đổi, cải thiện điều kiện sản xuất, tăng năng suất lao động, đặc biệt, tạo sự "dịch chuyển" mạnh mẽ từ tình thế "nguy" sang "cơ" trong thời điểm khó khăn từ đại dịch bệnh Covid-19.

Cũng chính vì những mục tiêu này, Báo điện tử VnExpress vừa tổ chức CTO Talks với chủ đề "CĐS trong sản xuất". Đây như thêm dịp, tạo các cơ hội để kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn cho các DN tham khảo, học hỏi, cùng tháo gỡ các khó khăn, để "chuyển mình" tạo hướng đi bền vững, phù hợp với kỷ nguyên số; xu hướng bắt buộc trong thời đại 4.0.

CĐS là cứu tinh của kinh tế toàn cầu, DN

Chia sẻ kinh nghiệm về việc CĐS để duy trì sản xuất, vượt qua những bất ổn của đại dịch, ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH True Milk nhận định, CĐS là cứu tinh của kinh tế toàn cầu, DN trong bối cảnh Covid-19 phủ bóng, chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Nhìn nhận ở hướng tích cực, đại dịch cũng giúp đẩy nhanh quá trình CĐS - Điều này tạo thêm cơ hội cho DN duy trì hoạt động sản xuất và phát triển ổn định nhờ ứng dụng công nghệ.

Cũng theo ông Hải, để CĐS thực sự phát huy hiệu trong khâu sản xuất, mỗi DN cần xác định một tầm nhìn chiến lược dài hạn như: Chủ động bổ sung các dữ liệu số, quy trình số, tư duy số; cần sự đầu tư về hạ tầng; cần dựa trên các nguồn lực kiến thức số sẵn có...

"Đặc biệt, cần thường xuyên bổ sung kiến thức kỹ năng số, công nghệ mới và đảm bảo trong từng bước đi thận trọng để tránh sai sót, lãng phí khi muốn chuyển đổi mô hình, ứng dụng kỹ thuật số. Điều quan trọng là sự phù hợp, thích ứng với từng điều kiện thực tế của từng DN", ông Hải nhấn mạnh.

Trên quan điểm là chuyên gia, đại diện nhà cung cấp về giải pháp về công nghệ số, ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT nhận định, để nâng cao hiệu quả CĐS trong sản xuất, các DN cần lưu ý, tập trung giải quyết 04 bài học: Cần tự động hóa khối tài chính, văn phòng (hoạt động không giấy tờ); sử dụng các nền tảng online (giải pháp kết nối khách hàng, nhà cung cấp); tự động hóa quy trình sản xuất (đảm bảo kết nối liên thông, thông tin dây chuyền sản xuất và thông tin quản trị DN); sử dụng công nghệ số để đảm bảo an toàn cho nhân viên, công nhân cho quá trình vận hành, sản xuất.

Ông Anh cũng cho rằng, việc thực hiện CĐS tại các DN hiện nay nhìn chung vẫn đang còn tồn tại những khó khăn nhất định như: Các DN lớn, mặc dù có lợi thế về nguồn kinh phí, kho dữ liệu đa dạng, nhưng quá trình chuyển đổi này không nhanh bởi còn tồn tại tư duy cũ, tổ chức bộ máy cồng kềnh. Còn với DN nhỏ, CĐS có xu hướng nhanh hơn nhưng hạn chế là thiếu kinh phí vận hành.

"Các DN muốn duy trì, tạo ra các thế mạnh từ sản xuất, kinh doanh, cần phải đầu tư công nghệ; xây dựng chiến lược CĐS gắn liền với từng bộ phận, khâu, công đoạn, quy trình từ mức đơn giản, dễ làm nhất. đồng thời phải chuyển đổi con người dễ thích nghi với sự vận hành những công nghệ số khi triển khai", Phó Tổng giám đốc Anh đề xuất.

Được coi là đơn vị DN điển hình khi ứng dụng CĐS sản xuất hiệu, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn điện tử Asanzo cho rằng, muốn làm tốt các DN cần chú trọng việc đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức thức số, CNTT cho đội ngũ nhân lực quản lý, công nhân làm việc tại các xưởng sản xuất.

"DN cần tiến đến hoàn thiện, đầu tư chuyển đổi mô hình sản xuất trên các thế mạnh công nghệ số (dây chyền tự động), theo dõi quy trình sản xuất đầu - cuối để đo lường chất lượng ngay trong quá trình sản xuất (số liệu dây chuyền)", Chủ tịch Tam nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tam, để tháo gỡ khó khăn cho các DN nhỏ và vừa không dư giả về tài chính, lãnh đạo DN có thể tìm gặp các đơn vị cung cấp giải pháp CĐS. Thay vì mua một bộ giải pháp, DN có thể trao đổi ý tưởng kinh doanh với các đối tác, nếu thành công, có thể chia lợi nhuận cùng nhau. Nếu DN có ít vốn có thể trả tiền theo dịch vụ, số lượng người dùng. Điều quan trọng nhất là mỗi DN phải biết "lựa cơm, gắp mắm", tìm được mô hình phù hợp vừa với yêu cầu CĐS lẫn tài chính cho phép.

Chúng ta vẫn còn nhớ, cách đây không lâu, cũng tại cuộc Hội thảo trực tuyến "Smart Manufacturing - Lộ trình CĐS cho DN sản xuất". Khi chia sẻ về cùng nội dung này, nhiều chuyên gia cho rằng, các DN cần nghĩ tới xây dựng, tạo dựng các mô hình "Nhà máy thông minh", nghĩa là các nhà máy này được ứng dụng, tận dụng tối đa công nghệ số để tạo đột biến về năng suất, chất lượng, đảm bảo tối đa lợi ích cho khách hàng. Ưu điểm của "Nhà máy thông minh" chính là việc áp dụng các nền tảng IIoT; Al nhân tạo; Hạ tầng kết nối ứng dụng AI trong môi trường IoT và bảo mật dữ liệu…

"CĐS sản xuất trong chính là việc các đơn vị tự "mở khóa" cho mình mà mở đầu cho quá trình chuyển đổi đó chính là từ nhà máy truyền thống sang nhà máy thông minh với sản xuất tự động hóa và đảm bảo an ninh thông tin", một ý kiến khác khẳng định.

CĐS qua các nền tảng số Make in Viet Nam xuất sắc

Nhân nói về các thông tin, tình hình, thực trạng của các DN hiện nay mới đây, tại cuộc họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 870.000 DN hoạt động, trong đó có 97% là DN nhỏ, vừa và siêu nhỏ, sức cạnh tranh còn thấp. Trước việc phải chống chọi với tình hình dịch bệnh trong thời gian dài, DN đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Trước những thách thức, khó khăn này, thời gian qua, Đảng, Nhà nước Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như: Hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động; giãn, hoãn, giảm thuế; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; đầu tư KHCN, CĐS trong sản xuất kinh doanh...

Nhờ những chính sách đó, đã phần nào giảm bớt các khó khăn của DN, góp phần giúp các DN duy trì, trụ vững, tăng trưởng vượt qua đại dịch. Với vai trò Tổ trưởng Tổ điều hành kinh tế vĩ mô, Bộ KH&ĐT đã tích cực ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm hỗ trợ các DN trong công cuộc CĐS, phát triển, hình thành các mô hình kinh tế số...

Điều được coi có ý nghĩa, gắn với nội dung quan trọng này là Bộ KH&ĐT đã khởi động, thực hiện Chương trình Hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025. Thông qua Chương trình, Bộ phấn đấu đảm bảo thực hiện mục tiêu từ nay đến năm 2025, tất cả DN sẽ được đảm bảo nâng cao nhận thức về CĐS; tối thiểu sẽ có 100 DN được hỗ trợ là mô hình CĐS điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng ra cộng đồng; thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy CĐS cho DN, hỗ trợ phát triển các nền tảng số…

Với mục tiêu này, đây sẽ là niềm tin để chúng tin tưởng con đường đúng đắn, phù hợp trong xu hướng phát triển số, góp phần giúp DN phục hồi mạnh mẽ, bền vững sau dịch bệnh; nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng tốc và bứt phá trong cuộc CMCN 4.0.

Cũng là đơn với thế mạnh quản lý nhà nước về TT&TT, đồng thời hỗ trợ, dẫn dắt giúp các DN nâng cao CĐS, phát triển trên các nền tảng, công nghệ số. Tháng 4/2021, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định Phê duyệt Chương trình hỗ trợ DN nhỏ, vừa CĐS. Theo đó, mục tiêu sẽ đảm bảo tối thiểu 50.000 người/năm được tiếp cận Chương trình, cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về CĐS cho DN; tối thiểu 30.000 DN/năm được trải nghiệm các nền tảng số để CĐS DN; thiết lập được Mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn thúc đẩy CĐS…

Gần đây, Bộ TT&TT cũng đã triển khai sáng kiến hỗ trợ DN nhỏ, vừa CĐS bằng các nền tảng số Make in Viet Nam xuất sắc. Qua chương trình này, bộ sẽ định kỳ rà soát bổ sung các nền tảng số mới đáp ứng tiêu chí vào danh mục nhằm ngày càng cung cấp cho các DN nhỏ, vừa những lựa chọn đa dạng, đầy đủ hơn.

Như vậy, trên quan điểm chia sẻ của các DN, nhà cung cấp dịch vụ cùng sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan quan lý nhà nước, những bước đi của DN trong sự phát triển luôn được quan tâm, chú trọng. Và cũng chính những điều này, chúng ta thêm sự khẳng định vai trò quan trọng của CĐS chính là một giải pháp "chìa khóa" mở nút thắt khơi thông cho sự phát triển.

Đặc biệt, CĐS trong sản xuất cũng chính là một sự lựa chọn, giúp DN tăng năng suất, cải thiện chất lương sản phẩm, gia tăng tính cạnh tranh… Điều quan trọng hơn chính là giúp các DN phục hồi mạnh mẽ trong và sau đại dịch bệnh, mở ra những cơ hội phát triển bền vững./.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top