PV:Tại sao chuyển đổi số là một xu thế không thể đảo ngược, như ông nói, thưa Thứ trưởng?
Ngay cả với thị trường trong nước, để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nguồn gốc thực phẩm phải được minh bạch, truy xuất nguồn gốc. Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số sẽ giải quyết được bài toán này.
Trong sự vận động không ngừng của quá trình chuyển đổi số, có thể thấy những người nông dân, với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, công thương, các doanh nghiệp công nghệ đã từng bước tiếp cận với các phương thức sản xuất, tiêu thụ hiện đại.
Việt Nam là nước có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp lớn, thông tin thị trường ra sao, khả năng cung ứng, quy mô hàng hóa như thế nào cần đưa lên trên giao diện rộng để kết nối cung cầu, thể hiện sự minh bạch hóa trong quá trình triển khai chuỗi từ chuồng nuôi, đồng ruộng đến bàn ăn.
Khi tất cả các quy trình được minh bạch trên nền tảng số như đang thực hiện ở đâu, truy xuất như thế nào thì lúc đó người tiêu dùng, người sản xuất sẽ gặp nhau."Khi tập trung đầu tư công nghệ thông tin để truy xuất nguốn gốc, tổ chức sản xuất gắn với thông tin thị trường thì hiệu quả sẽ cao hơn. Các đơn vị của Bộ NNPTNT… đang làm rất tốt để có một hệ thống giải pháp đồng bộ, thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp".
Đơn cử như vụ vải thiều ở Bắc Giang, Hải Dương, sự minh bạch trong thông tin từ sản xuất đến tiêu thụ đã giúp bà con nông dân ở đây có một vụ vải thắng lợi với số lượng thực tế lên đến 245.000 tấn.
Nông nghiệp số giúp cập nhật mọi thông tin về giống, quy trình chăm sóc, phân bón, thu hái, đóng gói, tem nhãn được minh bạch.
Nhờ đó, vải thiều Bắc Giang đã có mặt ở nhiều thị trường Mỹ, EU, Hà Lan, Nhật Bản… Đây là mô hình tương đối điển hình để nhân rộng với các đối tượng nông sản khác để kết nối, cung cấp có hiệu quả.
PV: Xin Thứ trưởng cho biết những thành công bước đầu về chuyển đổi số ngành nông nghiệp?
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến: Việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu đã được áp dụng trong ngành nông nghiệp ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, mang lại những kết quả hết sức khả quan. Các chương trình, phần mềm quản trị vườn trồng, nông nghiệp chính xác được áp dụng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên (nước, phân bón…) để dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, tạo ra nhiều cơ hội tăng năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch, bệnh và công tác giống được thực hiện tốt hơn.
Tiêu biểu trong trồng trọt là các phần mềm phân tích dữ liệu về môi trường, giai đoạn sinh trưởng của cây, cho phép truy xuất, theo dõi các thông số này theo thời gian thực.
Trong chăn nuôi là ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT), block chain, công nghệ sinh học ở trang trại quy mô lớn. Trong lâm nghiệp là ứng dụng công nghệ DND mã vạch để quản lý giống và lâm sản; công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng, mất rừng, suy thoái rừng.
Trong thủy sản là ứng dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh, công nghệ GIS và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ...
Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong nuôi tôm nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước; quản lý thức ăn và sức khỏe của tôm nuôi.
Ước tính đến hết năm 2021, cả nước có 19.000 hợp tác xã nông nghiệp và 79 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, trong đó trên 2.200 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất (chiếm 12%).
PV: Cơ hội cũng như thách thức của nông dân trong chuyển đổi số là gì khi mà nền nông nghiệp của Việt Nam quy mô vẫn còn manh mún, lại đối mặt với biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thị trường diễn biến khó lường, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến: Trên thực tế, nông nghiệp sản xuất nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, quy mô sản xuất của ta vẫn còn trên 7,5 thửa ruộng, hạ tầng nông nghiệp yếu, cộng với những yếu tố bất định của biến đổi khí hậu, dịch bệnh phức tạp, để chuyển đổi số tới từng nông dân là một thách thức.
Nhưng phải tin tưởng vào họ, với sự hỗ trợ của ngành chức năng, các doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ vượt qua mọi rào cản, xây dựng nền nông nghiệp có quy mô, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, hội tụ kết tinh những giá trị của văn hóa, thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng đất.
Với chuyển đổi số, các giá trị phi vật thể trong từng sản phẩm nông nghiệp sẽ được nâng tầm.
Mục tiêu của ngành nông nghiệp là xây dựng Bộ số, kinh tế nông nghiệp số, nông dân số. Để đạt được mục tiêu này, Bộ NNPTNT đã thành lập Ban chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ NNPTNT làm trưởng ban, chuẩn bị đề án chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Khi triển khai chuỗi sản xuất, chúng ta phải có các cơ quan Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, kết nối theo hệ thống tổ chức chặt chẽ với các cơ chế chính sách bộ ban hành, kéo theo đó là hợp tác xã, các thành viên của hợp tác xã, hộ nông dân…
Cách làm bài bản như thế sẽ kết nối hệ thống dữ liệu, từ đó tiết kiệm kinh phí. Khi tập trung đầu tư công nghệ thông tin để truy xuất nguốn gốc, tổ chức sản xuất gắn với thông tin thị trường thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Hiện nay, các đơn vị của Bộ như Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Chăn nuôi,… đang làm rất tốt để có một hệ thống giải pháp đồng bộ, thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian tới, toàn ngành nông nghiệp tập trung thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, coi đây là giải pháp đột phá tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển ngành với trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu, minh bạch thông tin; có trách nhiệm với người sản xuất, với người tiêu dùng.....