Chuyển đổi số lĩnh vực kế toán cho DN nhỏ và siêu nhỏ

Thứ sáu, 09/04/2021 22:58

Chuyển đổi số (CĐS) thành công trong quản trị tài chính - kế toán cho các doanh nghiệp (DN) nhỏ, siêu nhỏ sẽ giúp các DN phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trong một thị trường đầy biến động như hiện nay.

CĐS cho DN nhỏ, siêu nhỏ là cấp thiết

Theo ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Muốn hay không CĐS vẫn diễn ra và là cuộc cách mạng.

IMG-2371.jpg

Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT

"Covid-19 đã tạo ra điểm bùng phát cho CĐS. 47% DN nhỏ và vừa được khảo sát coi CĐS là cấp thiết và sẵn sàng chuyển mình. Họ tuy hạn chế nguồn lực nhưng lại có khả năng thay đổi và thích ứng nhanh hơn để chuyển đổi, chỉ cần được tư vấn và có sự lựa chọn chính xác trong các nền tảng số phục vụ quản trị, vận hành nói chung và quản lý tài chính - kế toán nói riêng", ông Đường cho hay.

PGS. TS. Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) cho biết: Năm 2020, Việt Nam bắt đầu khởi động CĐS quốc gia với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Năm 2021 được nhận định là thời điểm "vàng" cho CĐS. Tất cả các đơn vị, tổ chức, DN, cá nhân cần phải hành động ngay để khát vọng CĐS của Việt Nam sớm thành hiện thực.

Theo đó, CĐS quốc gia được thực hiện trên thế "kiềng 3 chân" là Chính phủ số - kinh tế số - xã hội số. Việc xây dựng CPĐT được nhận định tạo điều kiện kiên quyết để xây dựng thành công chính phủ số tại Việt Nam. Thời gian qua, kinh tế số của Việt Nam có bước phát triển ấn tượng. Theo báo cáo "Nền kinh tế Đông Nam Á 2019", nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỷ USD (đóng góp 5% GDP quốc gia trong năm 2019), cao gấp 4 lần so với năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025.

Chính phủ đang triển khai mạnh mẽ chính phủ số, CPĐT và nền hành chính cũng đang cải cách mạnh mẽ sử dụng một cách tốt nhất những thành tựu của CMCN 4.0. Kế toán, kiểm toán là công cụ quản lý, là hệ thống thông tin phục vụ cho các quyết định kinh tế của đất nước, phục vụ cho các quyết định quản lý kinh doanh của các DN, tổ chức tài chính, kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì kế toán đã thay đổi và đổi mới chức năng về chức năng, nhiệm vụ. Khi đi vào cuộc CMCN 4.0 thì kế toán lại có sự thay đổi nhiều hơn, thay đổi cả về quy trình, phương thức xử lý, cách thức cung cấp thông tin cũng như phân tích, sử dụng dữ liệu thông tin.

20210409-HUY02.jpg

PGS. TS. Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Ông Thanh nhấn mạnh: "Đây là cơ hội rất tốt cho nghề kế toán nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng, khi CMCN 4.0, công nghệ số mang lại những thành tựu dữ liệu lớn, blockchain, điện toán đám mây… Đây cũng là điều kiện, cơ hội đòi hỏi cho phép kế toán sớm đi vào chuyển đổi công nghệ số".

Nhà nước cũng đã có những quyết sách lớn từ vấn đề chuyển từ chứng từ, hóa đơn giấy sang chứng từ, hóa đơn điện tử, kê khai trực tuyến, công việc kế toán gần như đang được tiến hành bằng các phần mềm kế toán, xử lý từng phần, trọn vẹn, truyền tải, phân tích dữ liệu thông tin do kế toán, kiểm toán tạo ra. Riêng ngành kiểm toán đã đưa vào một chương trình kiểm toán thông qua máy vi tính và cũng đã đến lúc các nhà kiểm toán cũng không cần phải tiếp xúc trực tiếp với đơn vị mà có thể ngồi tại văn phòng, trụ sở thông qua hệ thống dữ liệu thì có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.

Cụ thể hơn, ông Đường cho biết, CĐS trong lĩnh vực kế toán có hai lợi ích là làm thay đổi phương thức làm việc hiệu quả hơn. Một số công việc kế toán, kiểm toán hiện nay đã được thay thế bằng các phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện toán… Kế toán viên có nhiều thời gian hơn để thực hiện các công việc đòi hỏi chuyên môn cao hơn cũng như nâng cao tay nghề, nghiệp vụ.

Thứ hai, CĐS sẽ tạo môi trường làm việc thuận tiện hơn. Nhờ áp dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0, kế toán có thể thu thập được các thông tin mà trước đây khó lòng thực hiện. Hay đơn giản là tổng hợp dữ liệu để làm báo cáo hoàn toàn dễ dàng và nhanh chóng, phục vụ nhu cầu của lãnh đạo tốt hơn.

"Để CĐS thành công quan trọng là tất cả các bộ phận đều vào cuộc, thống nhất mục tiêu và hoạt động đồng bộ", ông Đường nhấn mạnh.

MISA ASP - Nền tảng kết nối dịch vụ kế toán/thuế

PGS. TS. Đặng Văn Thanh cho biết; "DN nhỏ, siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế, nhưng lại là phân khúc gặp nhiều khó khăn nhất trong tiếp cận CĐS. Họ không chỉ thiếu nguồn lực về ngân sách mà còn thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, hạn chế về năng lực quản trị và đặc biệt là quản lý tài chính - kế toán".

Hầu hết các đơn vị này, theo ông Thanh, cũng đang thiếu một bộ máy kế toán hoàn chỉnh, cần thuê dịch vụ kế toán/thuế. Vì vậy, họ cần đến sự hỗ trợ từ rất nhiều phía như cơ quan có chuyên môn, thẩm quyền, các đơn vị dịch vụ kế toán và các DN cung cấp công cụ, nền tảng xử lý nghiệp vụ, dữ liệu kế toán của họ.

Ông Nguyễn Trọng Đường cũng khẳng định, đây là lý do tại sao Bộ TT&TT đã đánh giá kỹ lưỡng, và lựa chọn ra các nền tảng số hiệu quả để hỗ trợ truyền thông, giới thiệu và triển khai chương trình hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa CĐS. Trong đó, đối với mục tiêu đơn giản hóa quản lý tài chính, Bộ TT&TT đã tin tưởng lựa chọn MISA ASP là một trong các nền tảng để giúp DN CĐS mảng này. Cụ thể, các DN nhỏ, siêu nhỏ, mới thành lập sẽ được nhận miễn phí một năm sử dụng phần mềm kế toán online AMIS khi đăng ký dịch vụ kế toán thông qua MISA ASP.

Được biết, đơn vị này đã tiên phong nghiên cứu và phát triển MISA ASP - nền tảng kết nối các DN có nhu cầu thuê dịch vụ kế toán/thuế với các tổ chức cung cấp dịch vụ này. DN có thể tìm đúng kế toán có năng lực ở bất kỳ đâu và đáp ứng mọi mảng nghiệp vụ mà DN cần. Một DN ở Hà Giang, Lạng Sơn… cũng tìm kiếm và sử dụng được dịch vụ kế toán ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… thông qua MISA ASP.

20210409-HUY01.jpeg

Tổng Giám đốc MISA Đinh Thị Thúy

Theo MISA, DN có thể dễ dàng giao tiếp, trao đổi thông tin với kế toán dịch vụ trực tiếp trên nền tảng này. Dữ liệu được lưu trữ an toàn, tập trung trên Cloud nên có thể tra cứu lại khi cần một cách đơn giản. Nhờ nền tảng, DN cũng có được các báo cáo tài chính liền mạch, minh bạch, đáp ứng đầy đủ quy định hiện hành - cơ sở để tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng. Từ đó CĐS chính mảng tài chính - kế toán của DN.

Bên cạnh đó, khi tham gia vào nền tảng, các đơn vị kế toán dịch vụ sẽ trao đổi và gửi nhận toàn bộ dữ liệu khách hàng trên MISA ASP. Điều này giúp việc quản lý dữ liệu được tập trung và nhanh chóng truy cập, tìm kiếm dữ liệu từng khách hàng chỉ bằng tài khoản duy nhất.

Tổng Giám đốc MISA Đinh Thị Thúy nhấn mạnh: "MISA đã tích hợp phần mềm online AMIS kế toán với nhiều tính năng thông minh, trực tiếp trên MISA ASP như một công cụ giúp kế toán dịch vụ có thể thực hiện được nghiệp vụ cho hàng chục DN mà vẫn đảm bảo tốc độ và sự chính xác. Đây cũng chính là giải pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực kế toán của xã hội khi 5 triệu hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN".

Đức Huy
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top