Chuyển đổi số là việc buộc phải làm của các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sản xuất thông minh

Thứ tư, 21/09/2022 06:46

Chiều 20/9, Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã tổ chức Diễn đàn cách tân công nghiệp - Industry Innovation Forum với chủ đề “Smart Manufacturing” (sản xuất thông minh). Chương trình thu hút khoảng 200 doanh nghiệp, tập đoàn, hiệp hội tham gia thảo luận và kết nối về đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Tạo ra nhiều giá trị, mang lại lợi ích thiết thực

Phát biểu tại diễn đàn PGS.TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM cho biết, không chỉ riêng Việt Nam, việc đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ vào sản xuất vẫn là thử thách lớn các doanh nghiệp trên thế giới. Industry Innovation Forum là sự kiện lầu được tổ chức và dự kiến sẽ được tổ chức thường niên. Tại chương trình, các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài/FDI, nhóm đơn vị tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số, nhóm startup (khởi nghiệp) công nghệ và nhóm các nhà hoạch định chính sách sẽ quy tụ tại diễn đàn để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường kết nối, hợp tác nhằm góp phần thúc đẩy sự cách tân trong công nghiệp tại Việt Nam để nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí vận hành và hiệu năng sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.

20220921-pg3.jpg

Các diễn giả, chuyên gia, doanh nhân tham dự diễn đàn Cách tân Công nghiệp 2022.

Riêng SHTP, hiện đang là điểm đến lý tưởng của nhiều dự án, tập đoàn công nghệ cao trên thế giới, nơi tập trung tri thức và hàm lượng đổi mới sáng tạo lớn, ươm tạo. Tại đây có 23 dự án công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; 9 dự án thương mại, dịch vụ; 11 dự án phát triển hạ tầng. Trong 51 dự án FDI, có thương hiệu của các tập đoàn công nghệ cao nổi tiếng thế giới. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm cả cấp mới và điều chỉnh tăng vốn là 10,106 tỷ USD/51 dự án và tổng vốn đầu tư trong nước tương đương 1,929 tỷ USD/109 dự án.

Bà Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch và CEO Công ty Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp (IBP), đơn vị đồng tổ chức diễn đàn chia sẻ, việc sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình sản xuất đã được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên chỉ mới có một số ít các doanh nghiệp tiên phong biết cách tận dụng lợi thế của nền sản xuất tiên tiến không chỉ để thúc đẩy hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo ra nhiều giá trị, mang lại lợi ích thiết thực và bền vững cho khách hàng, người lao động, xã hội và môi trường.

Cải tiến thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi của xu hướng mới

Tại diễn đàn, một số doanh nghiệp cho rằng, chuyển đổi số hay xây dựng năng lực số là việc buộc phải làm của các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sản xuất thông minh. Tuy nhiên văn hóa tổ chức doanh nghiệp và nhân lực đủ khả năng cho việc chuyển đổi này tính từ cấp giám đốc là vấn đề rất lớn, bao gồm ở cả các doanh nghiệp tư vấn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu phát triển bền vững của từng doanh nghiệp không phải là việc để nói mà việc phải làm, phải mang trong đầu từng trong doanh nhân nhất là doanh nghiệp sản xuất. Ngoài việc tập trung cho hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, việc lập chiến lược, kế hoạch trong tổng toàn cầu là điều để các doanh nghiệp cần tính toán.

Đề cập vai trò của Hiệp hội ngành nghề trong sản xuất thông minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư U&I, ông Mai Hữu Tín cho rằng, không một doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp lớn nhất có thể nắm hết, biết hết mọi tiến bộ trong ngành của mình hay tự mình tạo ra mọi việc. Hiệp hội ngành nghề chính là nơi phù hợp nhất để chia sẻ cách thực hành tốt nhất kinh nghiệm và nguồn lực để có thể tiếp cận công nghệ thông tin mới nhất phục vụ viêc chuyển đổi của mình và các hội viên.

Một số ý kiến cho rằng, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam không đủ nguồn lực tự mình xây dựng và phát huy hiệu quả các hạ tầng sử dụng chung để phục vụ sản xuất thông minh. Hạ tầng số phục vụ chuyển đổi sản xuất thông minh như: trung tâm dữ liệu, trung tâm nghiên cứu và triển khai cần được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, Chính phủ cũng không nên tự mình đầu tư hết cho nội dung này, cần cơ chế hỗ trợ để tập đoàn kinh tế lớn triển khai hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm, uy tín toàn cầu để xây dây dựng và vận hành các trung tâm như vậy. Bên cạnh việc cần có ưu đãi cho doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất thông minh với hình thành các bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số và sản xuất thông minh theo tiêu chuẩn quốc tế và thường xuyên được cập nhật, thì cần quan tâm đến phát triển ngành nhân lực phục vụ sản xuất thông minh.

Đối với việc ứng dụng công nghệ trong các ngành công nghiệp, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trường Hải (Thaco) Phạm Văn Tài cho rằng, hệ thống quy định, quy trình phải được cải tiến thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi của xu hướng mới về công nghệ và quản trị. Hạ tầng công nghệ thông tin phải được quy hoạch bài bản, có lộ trình đầu tư phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực thực hiện chuyển đổi số cần nắm vững chuyên môn và quản trị, phải được đào tạo bài bản các kiến thức về số hóa và khả năng ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh.

theo hcmcpv.org.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top