Chuyển đổi số để tồn tại và phát triển
Trong những giai đoạn khó khăn của dại dịch Covid, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội và chuyển đổi số tương đối thành công. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng lớn với đối tác trong và ngoài nước, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu.
Không chỉ vậy, phần lớn các doanh nghiệp đẩy mạnh số hoá, triển khai hình thức làm việc online, họp trực tuyến, người dân thực hiện giao dịch trực tuyến triệt để... CNTT - nền tảng hỗ trợ làm việc tại nhà, giao dịch trực tuyến…đã phát huy mạnh mẽ trong dịch bệnh. Theo các chuyên gia, đây là cơ hội để người dân nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa quá trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số được xác định là chìa khóa phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Ngày 03/06/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Các nhà lãnh đạo quốc gia đều xác định chuyển đổi số là tất yếu, nếu không chuyển đổi số sẽ thua trong cạnh tranh, dù trong nước hay quốc tế.
Báo cáo mới nhất của DBT Center, trong 5-10 năm tới, 60% các doanh nghiệp sẽ bị đào thải nếu không chuyển đổi số. Trong bối cảnh dịch bệnh, chuyển đổi số còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.
Tại Việt Nam, khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA) cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số chiếm khoảng 15%. Khoảng 30% trong số này đã tìm hiểu và sẵn sàng mọi nguồn lực cho chuyển đổi số.
Tuy còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đang dần tiếp nhận, thực hiện chuyển đổi số... Hàng loạt các giải pháp CNTT hiện nay như trung tâm liên lạc, số hóa tài liệu, hóa đơn điện tử, ký số, hệ thống giám sát, họp trực tuyến được phát triển đã mang đến giải pháp tối ưu, tiết kiệm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19 nhờ chuyển đổi số
Trong thời gian giãn cách xã hội, công ty Minhnao Samurai (chuyên cung cấp các sản phẩm than củi cao cấp của Nhật Bản) cho biết vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động dù triển khai hình thức làm việc từ xa. Công ty duy trì đều đặn lịch họp bằng hình thức họp online với giải pháp MobiFone Meeting, triển khai ứng dụng giải pháp văn phòng không giấy tờ MobiFone e-Office vào quản lý công việc và các văn bản.
Theo đó, giải pháp MobiFone Meeting phục vụ hội nghị trực tuyến có thể kết nối cùng lúc với nhiều điểm cầu, vậy nên chỉ cần sử dụng máy tính cá nhân hay điện thoại di động hỗ trợ 3G/4G, mọi nhân viên đã có thể tham gia hội họp mọi lúc mọi nơi. Trong khi đó, thông qua e-Office, mọi văn bản đều có thể soạn thảo, trình ký, ký số, phát hành và chuyển tiếp online trên hệ thống. Công ty có thể chủ động theo dõi, rút ngắn thời gian xử lý văn bản và tăng hiệu suất làm việc. MobiFone e-Office cung cấp 2 phiên bản website và Mobile App, cho phép thiết kế quy trình linh động, tích hợp chữ ký số bảo đảm tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu và bảo mật cao.
Theo đại diện công ty Minhnao Samurai, các giải pháp của MobiFone đã giúp tinh chỉnh rất nhiều về bộ máy hoạt động, khiến mọi công việc trơn tru và vận hành tốt hơn, công ty đã có thể mở rộng thị trường sản phẩm trên toàn quốc và một số thị trường nước ngoài.
Có thể thấy, MobiFone Meeting, MobiFone e-Office đã mang đến một phong cách làm việc hoàn toàn mới cho các doanh nghiệp, khi các nội dung thực hiện và xử lý công việc đã trở nên không còn giới hạn về không gian và thời gian thực hiện. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, giải pháp đã phát huy khả năng làm việc không giới hạn, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bảo đảm được tính liên tục, nhanh chóng.
Được biết, hiện có nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng MobiFone e-Office để quản lý như Bộ Giáo dục và đào tạo; Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường Đại học Mỏ - Địa chất; Trường Đại học Giao thông vận tải; Học viện Cảnh sát nhân dân... Đây là cũng giải pháp đã được vinh danh danh hiệu Sao Khuê 2020 cho các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của ngành phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, các doanh nghiệp viễn thông -CNTT, tiêu biểu như MobiFone đã tiên phong cung cấp nhiều giải pháp dưới dạng dịch vụ điện toán đám mây (on-cloud), phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài giải pháp văn phòng điện tử, hội họp trực tuyến, còn phải kể đến MobiFone Invoice- Giải pháp hóa đơn điện tử xây dựng trên nền cloud, cung cấp các dịch vụ liên quan đến tạo, xuất hóa đơn, ký số hóa đơn… Giải pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi tiết kiệm chi phí (giảm chi phí in hóa đơn và chi phí bưu điện gửi, bảo quản, lưu trữ hoá đơn…); giúp tiết kiệm thời gian (rút ngắn được tới hơn 90% thời gian thanh toán, quản lý hoá đơn); Nâng cao kiểm soát và giám sát hoạt động bán hàng/ cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp; Giảm rủi ro mất và cháy hóa đơn…từ đó hiện đại hoá công tác quản trị doanh nghiệp.
Hay MobiCA - Giải pháp Xác thực và Cung cấp chứng thư, chữ ký số, thay thế chữ ký tay hoặc con dấu và chữ ký của người đại diện pháp luật. Giải pháp cung cấp dịch vụ ký số trên usb Token và ký số qua sim PKI. Thông qua dịch vụ MobiCA, người dùng có thể ký kết các giao dịch điện tử, tài liệu điện tửtừ xa, tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. Ngoài ra, MobiCA có thể liên kết đến các hệ thống CNTT để dễ dàng đăng nhập, xác thực các công việc liên quan trong hệ thống nội bộ.
Một giải pháp khác được minh chứng rất hữu ích cho doanh nghiệp hiện nay là Tổng đài di động 3C (Cloud Contact Center) giúp doanh nghiệp tối ưu hóa công tác giao tiếp với khách hàng khi sử dụng số di động làm số đại diện, kết nối khách hàng với doanh nghiệp bằng nhiều ưu điểm vượt trội như: tăng tỷ lệ bắt máy và gọi lại; Không giới hạn cuộc gọi đồng thời, tỷ lệ gọi lại tới hơn 90%; giảm tới hơn 40% chi phí so với sử dụng tổng đài truyền thống;…
Trong bối cảnh phức tạp của làn sóng Covid-19 thứ 2, MobiFone tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, cung cấp những giải pháp công nghệ phù hợp, thông minh, sát với thực tế nhu cầu, hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, phục hồi tốt hơn trong giai đoạn hiện nay.
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Trên thực tế, hầu hết những doanh nghiệp được đánh giá là đi tiên phong trong quá trình chuyển đổi số và có lòng tin rằng đổi mới là “chìa khóa” để nhanh chóng vượt qua thách thức, đón bắt các cơ hội của thị trường mới có thể trụ vững và phục hồi nhanh sau đại dịch. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp đã kịp thích ứng, nhanh nhạy với thị trường, theo ghi nhận hiện phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số.
Theo ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), chuyển đổi số là khái niệm mà hiện nay chúng ta đang nghe nhiều. Tuy nhiên, chưa nhiều doanh nghiệp hiểu rõ và chuẩn bị tốt để bắt đầu vào thực tiễn kinh doanh.
Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều rào cản trong chuyển đổi số. Doanh nghiệp chưa có tư duy và nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số. Thiếu sự cam kết và kiên trì từ lãnh đạo doanh nghiệp. Doanh nghiệp thiếu thông tin về công nghệ số, đồng thời hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính cho công cuộc này.
Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhấn mạnh: Để ứng phó tốt với đại dịch Covid-19, người đứng đầu phải vững tay chèo thì mới tạo được chỗ dựa cho đội ngũ nhân viên. Theo đó, cần nhấn mạnh vào 3 vấn đề, đó là nhân sự phù hợp, chiến lược khác biệt, quản trị đặc thù để ứng phó với khủng hoảng ngay tại thời điểm xảy ra.
Để giúp doanh nghiệp đẩy nhanh “bài toán” chuyển đổi, ông Chiến cho biết, Bộ Công Thương đang từng bước triển khai các hoạt động huấn luyện, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhằm vượt qua khó khăn trong thời kỳ Covid-19 và trong thời gian tới.
“Cụ thể như tập huấn, thực hành chuyển đổi số trong bán hàng và marketing cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là chuỗi sự kiện do Cục phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế tập trung nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các tổ chức và doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số” – ông Chiến bày tỏ.
Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh, việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, thúc đẩy liên thông trong chuỗi cung ứng, tận dụng các công cụ về công nghệ để xúc tiến bán hàng… là hết sức cần thiết.