Giải pháp e-Cabinet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ) được coi là một trong những hành động khởi đầu xây dựng Chính phủ số. Nguồn ảnh: Viettel
Quyết định nêu rõ Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu "kép" là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản.
Đến năm 2025, Chương trình chuyển đổi số quốc gia tập trung ba nội dung: Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển hạ tầng số, thu hẹp khoảng cách số. Trong đó, có các chỉ tiêu cụ thể:
80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xãđược xử lý trên môi trường mạng. 100% chếđộ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉđạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủđược kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủđiện tử. Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủđiện tử (EGDI).
Kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 7%. Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh, thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu vềđổi mới sáng tạo (GII).
Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G vàđiện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.
"Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" cũng đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, gồm: Chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển vàđổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Trong đó, Chương trình nhấn mạnh đến chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, lan truyền từđiểm tới diện, từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong tới cộng đồng, bằng những câu chuyện thành công điển hình, có tính thuyết phục cao; người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách.
Chương trình cũng dành 3 chương (V, VI, VII) để nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Cụ thể, về phát triển Chính phủ số (gồm 9 nhiệm vụ, giải pháp) nêu rõ, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủđiện tử, hướng đến Chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt.
Đáng chúý, về phát triển kinh tế số (gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp), chương trình nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số (các tập đoàn thương mại, dịch vụ lớn chuyển hướng sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi; các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã có thương hiệu; các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số; các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số). Chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0. Phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Về xã hội số (gồm 7 nhiệm vụ, giải pháp) nhấn mạnh thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới đểđào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi sốđể phát triển xã hội số, không ai bị bỏ lại phía sau.
8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số trước gồm: Y tế, giáo dục, tài chính-ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp.