Căn cước công dân mới sẽ có những thông tin gì?
Dự thảo Thông tư quy định về mẫu thẻ căn cước công dân đã được Bộ Công an hoàn thành và đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ bocongan.gov.vn từ ngày 12/10/2020 để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Gồm 7 Điều, dự thảo Thông tư của Bộ Công an về mẫu thẻ căn cước công dân quy định cụ thể hình dáng, kích thước, quy cách, ngôn ngữ khác, chất liệu, nội dung thẻ căn cước công dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị trong việc sản xuất, quản lý mẫu thẻ căn cước công dân.
Đối tượng áp dụng quy định gồm có Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân; Công an các đơn vị, địa phương; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sản xuất, cấp và quản lý thẻ căn cước công dân.
Trong đó, hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách và chất liệu thẻ căn cước công dân được quy định cụ thể tại Điều 3 của dự thảo Thông tư.
Cụ thể, thẻ căn cước công dân có hình chữ nhật, bốn góc được cắt tròn, chiều dài 85,6 mm, chiều rộng 53,98 mm, độ dày 0,76 mm. Thẻ được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt.
Về nội dung, dự thảo Thông tư quy định, mặt trước thẻ căn cước công dân gồm các thông tin: Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với đường kính 12mm, ảnh của người được cấp thẻ căn cước công dân cỡ 20 x 30mm, có giá trị đến; Bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”; biểu tượng của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử; số; họ và tên; ngày sinh; giới tính; quốc tịch; quê quán; nơi thường trú.
Nội dung thông tin trên mặt sau thẻ căn cước công dân dự kiến gồm có: Bên trái, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng; ngày, tháng, năm cấp thẻ căn cước công dân; chức danh của người có thẩm quyền cấp thẻ; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ căn cước công dân; chip điện tử; Bên phải, từ trên xuống: có 2 ô là vân tay ngón trỏ trái và vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ căn cước công dân; dòng mã ICAO, mã QR code.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư của Bộ Công an về mẫu thẻ căn cước công dân cũng quy định con dấu trên thẻ căn cước màu đỏ, là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân được tính theo độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư còn quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thi hành. Theo đó, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư; chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch và tài chính, Bộ Công an tiến hành các thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu sản xuất thẻ căn cước công dân theo quy định tại Thông tư; thống nhất quản lý, kiểm tra thẻ căn cước công dân trên toàn quốc...
Sẽ báo cáo Quốc hội xin lùi thời hạn cấp căn cước công dân
Trước đó, vào ngày 7/10, Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mẫu, chất liệu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử theo thẩm quyền. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn, có khả năng tích hợp triển khai thuận lợi các giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội; hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, hướng đến xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Cùng ngày 7/10, Thủ tướng cũng có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đối với việc sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử trong dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”. Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của bộ, ngành, địa phương mình vào chip điện tử trên thẻ căn cước công dân, thúc đẩy việc sử dụng thẻ căn cước công dân đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
Các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai tích hợp ứng dụng, sử dụng thông tin trên thẻ căn cước công dân trong các lĩnh vực công tác; xây dựng các ứng dụng nền tảng để đưa vào chip trước khi cấp căn cước công dân cho công dân.
Trong thông tin chia sẻ tại hội nghị trực tuyến được tổ chức ngày 9/9 về triển khai dự án “Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân” và sơ kết 6 tháng thực hiện dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, Bộ Công an cho biết dự kiến cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử từ ngày 1/11/2020.
Tuy nhiên, ngày 10/10 vừa qua, trên cơ sở báo cáo của Bộ Công an, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có ý kiến về Báo cáo của Chính phủ xin lùi thời hạn cấp căn cước công dân và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cụ thể, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý với nội dung dự thảo Báo cáo của Chính phủ xin lùi thời hạn cấp căn cước công dân và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Căn cước công dân; giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.
Trong đó, hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách và chất liệu thẻ căn cước công dân được quy định cụ thể tại Điều 3 của dự thảo Thông tư.
Cụ thể, thẻ căn cước công dân có hình chữ nhật, bốn góc được cắt tròn, chiều dài 85,6 mm, chiều rộng 53,98 mm, độ dày 0,76 mm. Thẻ được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt.
Về nội dung, dự thảo Thông tư quy định, mặt trước thẻ căn cước công dân gồm các thông tin: Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với đường kính 12mm, ảnh của người được cấp thẻ căn cước công dân cỡ 20 x 30mm, có giá trị đến; Bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”; biểu tượng của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử; số; họ và tên; ngày sinh; giới tính; quốc tịch; quê quán; nơi thường trú.
Nội dung thông tin trên mặt sau thẻ căn cước công dân dự kiến gồm có: Bên trái, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng; ngày, tháng, năm cấp thẻ căn cước công dân; chức danh của người có thẩm quyền cấp thẻ; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ căn cước công dân; chip điện tử; Bên phải, từ trên xuống: có 2 ô là vân tay ngón trỏ trái và vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ căn cước công dân; dòng mã ICAO, mã QR code.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư của Bộ Công an về mẫu thẻ căn cước công dân cũng quy định con dấu trên thẻ căn cước màu đỏ, là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân được tính theo độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân.
Ngoài ra, dự thảo Thông tư còn quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thi hành. Theo đó, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư; chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch và tài chính, Bộ Công an tiến hành các thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu sản xuất thẻ căn cước công dân theo quy định tại Thông tư; thống nhất quản lý, kiểm tra thẻ căn cước công dân trên toàn quốc...
Sẽ báo cáo Quốc hội xin lùi thời hạn cấp căn cước công dân
Trước đó, vào ngày 7/10, Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mẫu, chất liệu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử theo thẩm quyền. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn, có khả năng tích hợp triển khai thuận lợi các giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội; hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, hướng đến xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Cùng ngày 7/10, Thủ tướng cũng có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đối với việc sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử trong dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”. Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của bộ, ngành, địa phương mình vào chip điện tử trên thẻ căn cước công dân, thúc đẩy việc sử dụng thẻ căn cước công dân đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
Các bộ, ngành, địa phương được yêu cầu phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai tích hợp ứng dụng, sử dụng thông tin trên thẻ căn cước công dân trong các lĩnh vực công tác; xây dựng các ứng dụng nền tảng để đưa vào chip trước khi cấp căn cước công dân cho công dân.
Trong thông tin chia sẻ tại hội nghị trực tuyến được tổ chức ngày 9/9 về triển khai dự án “Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân” và sơ kết 6 tháng thực hiện dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, Bộ Công an cho biết dự kiến cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử từ ngày 1/11/2020.
Tuy nhiên, ngày 10/10 vừa qua, trên cơ sở báo cáo của Bộ Công an, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có ý kiến về Báo cáo của Chính phủ xin lùi thời hạn cấp căn cước công dân và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cụ thể, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý với nội dung dự thảo Báo cáo của Chính phủ xin lùi thời hạn cấp căn cước công dân và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Căn cước công dân; giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.