Chiến dịch cao điểm 92 ngày đêm của Bình Phước về nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Thứ năm, 13/10/2022 16:49

Bình Phước đã xác định rõ quan điểm trong chuyển đổi và nội dung ưu tiên trong chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số của tỉnh là đẩy mạnh triển khai cung cấp và nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).

Để cụ thể hoá bằng hành động, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 01/6/2022 triển khai Chiến dịch cao điểm 92 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng DVCTT; đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển chính quyền số” từ ngày 01/6/2022 đến ngày 31/8/2022.

Mục đích của Chiến dịch là giao chỉ tiêu tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến tới từng cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện năm 2022, hướng tới hoàn thành sớm các chỉ tiêu chủ yếu phát triển Chính phủ số trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 (tại Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/3/2022 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số).

20221026-pg9.jpg

Tỉnh đặt mục tiêu đến ngày Quốc khánh 02/9/2022, tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ đạt 80%, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 50%, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100% tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa cấp huyện đạt 50%; 100% hồ sơ, thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn, không để hồ sơ chuyển qua trạng thái quá hạn. Nếu có phát sinh hồ sơ quá hạn phải có văn bản xin lỗi, gửi văn bản xin lỗi trước thời điểm hết hạn giải quyết ít nhất 01 ngày, đồng thời có thời hạn giải quyết trong văn bản xin lỗi.

Trong thời gian triển khai Chiến dịch, kết quả xử lý DVCTT của tỉnh đã được nâng lên rõ rệt. Số hồ sơ tiếp nhận/tháng bình quân là 57.090 hồ sơ, tăng gần 4.500 hồ sơ so với bình quân 5 tháng đầu năm 2022 (tăng 8,28%). Kết thúc triển khai Chiến dịch, tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ tại:

- Cấp tỉnh (các sở, ban, ngành): 99,52% (tăng 8,52%, vượt 19,52% so với mục tiêu).

- Bộ phận một cửa cấp huyện: 96,39% (tăng 36,81%, vượt 16,39% so với mục tiêu).

- Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện: 87,97% (tăng 21,99%, vượt 7,97% so với mục tiêu).

- Bộ phận một cửa cấp xã: 98,86% (tăng 17,36%, vượt 18,86% so với mục tiêu).

Các chỉ tiêu về tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của Chiến dịch được hoàn thành vượt mục tiêu đề ra.

Đúc kết lại bài học sau triển khai Chiến dịch, một trong những rào cản lớn nhất trong thực hiện chuyển đổi số là thói quen “ngại thay đổi”; đồng thời muốn thực hiện hiệu quả chuyển đổi số phải nâng cao trách nhiệm, kỹ năng số của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng.

Tỉnh đã giải quyết vấn đề này bằng cách đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ nói trên và lấy đó làm tiêu chí để đánh giá cán bộ hàng năm, buộc cán bộ, công chức phải thay đổi và hình thành thói quen "phục vụ" người dân, doanh nghiệp. Để chuyển đổi số thành công thì mỗi người dân phải trở thành công dân số, biết cài đặt và sử dụng các ứng dụng, nền tảng, tiện ích số. Vì vậy, vai trò của các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, ấp, tổ dân cư đến từng nhà hướng dẫn, hỗ trợ bà con cài đặt, sử dụng các ứng dụng là rất quan trọng. Bình Phước đã thực hiện bồi dưỡng về chuyển đổi số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà cho cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng với tổng cộng hơn 6.400 tài khoản.

Bài học rút ra đó là muốn chuyển đổi số thành công cần tháo gỡ ngay những lực cản “ngại thay đổi” về thói quen, hành vi trên môi trường số; thực hiện chuyển đổi số gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh cung cấp và nang cao hiệu quả sử dụng DVCTT, đổi mới cách thức làm việc của các cơ quan nhà nước. Tất cả hướng tới một mục tiêu chung "Phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn" ./.

Để cụ thể hoá bằng hành động, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 01/6/2022 triển khai Chiến dịch cao điểm 92 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng DVCTT; đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển chính quyền số” từ ngày 01/6/2022 đến ngày 31/8/2022.

Mục đích của Chiến dịch là giao chỉ tiêu tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến tới từng cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện năm 2022, hướng tới hoàn thành sớm các chỉ tiêu chủ yếu phát triển Chính phủ số trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 (tại Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/3/2022 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số).

Tỉnh đặt mục tiêu đến ngày Quốc khánh 02/9/2022, tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ đạt 80%, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 50%, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100% tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa cấp huyện đạt 50%; 100% hồ sơ, thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn, không để hồ sơ chuyển qua trạng thái quá hạn. Nếu có phát sinh hồ sơ quá hạn phải có văn bản xin lỗi, gửi văn bản xin lỗi trước thời điểm hết hạn giải quyết ít nhất 01 ngày, đồng thời có thời hạn giải quyết trong văn bản xin lỗi.

Trong thời gian triển khai Chiến dịch, kết quả xử lý DVCTT của tỉnh đã được nâng lên rõ rệt. Số hồ sơ tiếp nhận/tháng bình quân là 57.090 hồ sơ, tăng gần 4.500 hồ sơ so với bình quân 5 tháng đầu năm 2022 (tăng 8,28%). Kết thúc triển khai Chiến dịch, tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ tại:

- Cấp tỉnh (các sở, ban, ngành): 99,52% (tăng 8,52%, vượt 19,52% so với mục tiêu).

- Bộ phận một cửa cấp huyện: 96,39% (tăng 36,81%, vượt 16,39% so với mục tiêu).

- Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện: 87,97% (tăng 21,99%, vượt 7,97% so với mục tiêu).

- Bộ phận một cửa cấp xã: 98,86% (tăng 17,36%, vượt 18,86% so với mục tiêu).

Các chỉ tiêu về tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến của Chiến dịch được hoàn thành vượt mục tiêu đề ra.

Đúc kết lại bài học sau triển khai Chiến dịch, một trong những rào cản lớn nhất trong thực hiện chuyển đổi số là thói quen “ngại thay đổi”; đồng thời muốn thực hiện hiệu quả chuyển đổi số phải nâng cao trách nhiệm, kỹ năng số của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng.

Tỉnh đã giải quyết vấn đề này bằng cách đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ nói trên và lấy đó làm tiêu chí để đánh giá cán bộ hàng năm, buộc cán bộ, công chức phải thay đổi và hình thành thói quen "phục vụ" người dân, doanh nghiệp. Để chuyển đổi số thành công thì mỗi người dân phải trở thành công dân số, biết cài đặt và sử dụng các ứng dụng, nền tảng, tiện ích số. Vì vậy, vai trò của các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, ấp, tổ dân cư đến từng nhà hướng dẫn, hỗ trợ bà con cài đặt, sử dụng các ứng dụng là rất quan trọng. Bình Phước đã thực hiện bồi dưỡng về chuyển đổi số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà cho cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng với tổng cộng hơn 6.400 tài khoản.

Bài học rút ra đó là muốn chuyển đổi số thành công cần tháo gỡ ngay những lực cản “ngại thay đổi” về thói quen, hành vi trên môi trường số; thực hiện chuyển đổi số gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh cung cấp và nang cao hiệu quả sử dụng DVCTT, đổi mới cách thức làm việc của các cơ quan nhà nước. Tất cả hướng tới một mục tiêu chung "Phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn" ./.

theo dx.gov.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top