Được ở nhà để tránh lây lan dịch bệnh cũng là thời điểm nhu cầu sử dụng mạng xã hội của mọi người tăng mạnh. Bên cạnh việc cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều người dân do quá lo lắng đã “cuốn” vào những thông tin như “cách ngăn ngừa virut corona hiệu quả”, “cách tăng sức đề kháng, chống COVID-19”... Nhiều người đã vô tư làm theo những hướng dẫn này mà không biết độ xác thực của thông tin đó đến đâu.
Thuốc cloroquin photphat không có tác dụng trong phòng trách dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Hằng Vương
Câu hỏi đặt ra đó là, nguyên nhân của những sự việc đáng tiếc xảy ra như trên là do đâu? Phải chăng, đó xuất phát từ chính bản thân mỗi người khi tiếp cận với nguồn tin trên mạng xã hội, facebook, zalo... Đó là sự thiếu hiểu biết, “nhẹ dạ cả tin” của một bộ phận người dân trong việc chọn lọc, kiểm chứng thông tin trên các trang mạng xã hội. Chính việc tin và là theo các thông tin thiếu cơ sở khoa học đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây nguy hiểm cho tính mạng của những cá nhân này.Theo các chuyên gia y tế, tự ý uống thuốc sốt rét để phòng COVID-19 sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Thực chất, thuốc sốt rét có tên khoa học là CLOROQUIN PHOTPHAT - là loại thuốc đặc trị chuyên dùng cho bệnh nhân đã dương tính với virus corona. Các chuyên gia khuyến cáo, loại thuốc này không có tác dụng trong ngăn ngừa, phòng tránh lây nhiễm COVID-19 như thông tin trên mạng lan truyền.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch, bệnh COVID-19, việc người dân lo lắng là phản ứng tâm lý hết sức bình thường. Tuy vậy, mọi người cần tránh tâm lý hoang mang, lo lắng thái quá. Trước những thông tin liên quan đến dịch bệnh, nhất là thông tin về các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh COVID-19, mỗi người cần có sự chọn lọc, đánh giá để từ đó tiếp nhận những thông tin chính xác, khoa học. Đồng thời, chỉ nên chia sẻ những thông điệp về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã được giới chuyên gia kiểm chứng để bảo vệ sức bản thân nình, gia đình cũng như cộng đồng./.Thực tế cho thấy, lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều đối tượng đã sử dụng mạng xã hội như một “công cụ” hữu ích để truyền tải những thông tin sai lệch. Bằng những chiêu trò mánh khóe, đánh vào tâm lý lo lắng của nhiều người, các đối tượng này đã tạo nên không ít thông tin sai lệch, phản khoa học về biện pháp phòng chống COVID-19, khiến cho những ai thiếu hiểu biết sẽ dễ dàng “sập bẫy”. Gần đây nhất là những tin đồn thất thiệt về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã gián tiếp trở thành tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Các thông tin chưa được kiếm chứng như: “uống C sủi (Vitamin C) sẽ làm tăng sức đề kháng cho cơ thể” chống lại dịch bệnh; “uống thuốc sốt rét có thể phòng corona”; “ăn tỏi chống COVID-19”... Các thông tin sai lệch này đã gây nhiều hoang mang trong dư luận xã hội, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch của các đại phương.