Các Sở TT&TT phải đổi mới, nâng tầm kịp với sự đổi mới của Ngành

Thứ ba, 22/09/2020 11:27

Đây là nhiệm vụ được Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh tại lễ khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước TT&TT dành cho các Giám đốc Sở TT&TT trên toàn quốc. Lớp bồi dưỡng được khai giảng trực tuyến ngày 22/9/2020.

20200922-Nam-2.jpg
Thứ trưởng Phan Tâm: Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức của các Sở TT&TT phải đổi mới, nâng tầm theo kịp với sự đổi mới của Ngành, lĩnh vực, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, đáp ứng với kỳ vọng và sự trông đợi của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND các địa phương
Lớp bồi dưỡng được tổ chức để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành TT&TT cho lãnh đạo các Sở TT&TT và cán bộ là lãnh đạo, quản lý phụ trách CNTT các bộ, ban ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
 
Phát biểu khai giảng lớp bồi dưỡng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh: Trong 2 năm trở lại đây phạm vi cũng như nội hàm quản lý nhà nước của lĩnh vực TT&TT đã được làm rõ thêm, sâu sắc thêm, mở rộng thêm, được xã hội thừa nhận và ủng hộ, được Đảng và nhà nước ghi nhận, được đưa nhiều vào trong các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội Đảng toàn quốc các cấp và đặc biệt trong Văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13.
 
Theo Thứ trưởng, cho đến nay, tên lĩnh vực quản lý nhà nước vẫn là TT&TT nhưng không chỉ là những chuyên ngành quen thuộc trong nhận thức của cả xã hội như bưu chính, chuyển phát truyền thống; viễn thông Internet; ứng dụng CNTT và báo chí xuất bản. Lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành hiện nay bao gồm 6 lĩnh vực với những nét đặc trưng của thời đại.
 
Theo đó, Thứ trưởng đề nghị các Giám đốc Sở tập trung vào 6 nội dung quản lý nhà nước của Ngành với những việc cụ thể:
 
Lĩnh vực bưu chính sẽ phát triển thương mại điện tử, giao nhận hàng hóa tại nhà, hợp tác với tỉnh cung cấp dịch vụ công.
 
Lĩnh vực viễn thông sẽ triển khai các nội dung: Mỗi người dân một điện thoại thông minh đến 2020; Ngầm hoá, treo lại cáp để tăng mỹ quan, an toàn đô thị; Cầu truyền hình trực tuyến về đến cấp xã; Nhắn tin quảng bá để truyền đi thông điệp của người đứng đầu tỉnh đến từng người dân; Giải quyết vấn nạn SIM rác; Thanh toán điện tử bằng tài khoản viễn thông.
 
Về CNTT, các tỉnh triển khai chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp 4; Phát triển ứng dụng học lý luận chính trị trên smartphone; Quản lý đất đai, dân số bằng CNTT; Xây dựng thành phố thông minh; Nông nghiệp công nghệ cao.
 
Về an toàn thông tin (ATTT) tập trung quản lý mạng xã hội, giải quyết vấn nạn tin giả; Phòng chống mã độc, không để tin tặc tấn công DN, chính quyền.
 
Lĩnh vực công nghiệp ICT sẽ tập trung phát triển các DN CNTT nhỏ và vừa tại tỉnh; Kêu gọi các DN lớn đầu tư vào các khu CNTT tập trung của tỉnh; phát triển các DN cung cấp dịch vụ tư vấn, tích hợp hệ thống; Phát triển các DN nội dung số của tỉnh.
 
Lĩnh vực thông tin tuyên truyền thực hiện qui hoạch lại các báo, đài; Quản lý phóng viên của các báo đài Trung ương tại tỉnh; Bảo vệ DN, chính quyền khỏi tin sai sự thật; Phát triển, hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở; Đưa hình ảnh của tỉnh ra đất nước và quốc tế.
 
Các hệ thống CNTT của Bộ, như Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, hệ thống lưu chiếu nội dung báo chí, hệ thống quản lý phóng viên toàn quốc các kiến thức mới về CPĐT, CMCN 4.0, thành phố thông minh sẽ được chia sẻ với Sở. Các dự án CNTT phức tạp sẽ được Bộ tư vấn.
 
"Phải dựa vào các DN, nhất là các DN lớn. Giai đoạn đầu của các dự án CNTT có thể yêu cầu các DN hỗ trợ, làm thí điểm qui mô nhỏ để chứng minh hiệu quả", Thứ trưởng yêu cầu.
 
Theo Thứ trưởng, số lượng các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước như vậy là khá nhiều, nhiều lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm có sự vận động nhanh, phát triển liên tục, mang tính công nghệ cao, rất khác với tính chất, đặc thù của các Sở, ngành khác. Theo đó, đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức của các Sở TT&TT phải đổi mới, nâng tầm theo kịp với sự đổi mới của Ngành, lĩnh vực, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, đáp ứng với kỳ vọng và sự trông đợi của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND các địa phương.
 
Thứ trưởng nhận định, Sở TT&TT đang đứng trước cơ hội thể hiện được vai trò không thể thay thế của mình trong sự phát triển của tỉnh nhà. Có rất nhiều việc các Sở có thể làm và cần làm để thay đổi vị trí và vai trò trong thời gian tới.
 
Thứ trưởng tin tưởng với vai trò của người đứng đầu, các Giám đốc Sở TT&TT sẽ đi đầu, gương mẫu trong việc học tập, nghiên cứu các tri thức mới, các kỹ năng mới được các đồng chí Cục trưởng, Vụ trưởng, các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế,... chia sẻ trong lớp học này.
 
Đa dạng nội dung bồi dưỡng
 
Theo Ban tổ chức lớp học, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT, lớp bồi dưỡng gồm 2 phần nội dung:
Phần thứ nhất là tổng quan nhà nước về TT&TT gồm 4 chuyên đề: Quản lý nhà nước về TT&TT; Luật pháp trong hoạt động TT&TT; TT&TT với kinh tế, xã hội; Hợp tác quốc tế về TT&TT.
 
Phần thứ hai là quản lý nhà nước về CNTT-TT gồm 9 chuyên đề: Tổng quan về CNTT, Luật, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về CNTT, Ứng dụng CNTT, Công nghiệp CNTT, Chuyển đổi số, Đô thị thông minh, Khái quát về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Quản lý nhà nước về CNTT, Kỹ năng quản lý nhà nước về CNTT.
 
Tổng thời gian bồi dưỡng của chương trình là 160 tiết, trong đó 72 tiết lý thuyết và 72 tiết thảo luận, thực hành; 8 tiết đi nghiên cứu thực tế và 8 tiết viết báo cáo thu hoạch cuối khóa.
 
Tỷ lệ phân bổ thời gian số tiết lý thuyết về số tiết thực hành/thảo luận là 50/50%.
 
Lan Phương (Ictvietnam)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top