Các quy định về học nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956

Thứ tư, 27/03/2013 16:24

Các chế độ cho người lao động, điều kiện tham gia học nghề, những vấn đề về vay vốn ưu đãi theo Đề án 1956…. sẽ được giải đáp cụ thể.

img

Các chế độ ưu đãi khi tham gia học nghề
Hỏi: Xin hỏi về đề án 1956 về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn thì học viên được hưởng những chế độ như thế nào? (Khán giả Nguyễn Văn Toàn – Mai Châu – Hòa Bình)
Trả lời: Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 thì chính sách với người học việc như sau:
- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi: người có công với cách mạng/ hộ nghèo/ người dân tộc thiểu số/ người tàn tật/ người bị thu hồi đất canh tác/ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/ người/khóa học. Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000đ/ngày thực học/1 người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế.
- Lao động nông thôn, ngoài những diện đặc biệt được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2 triệu đồng/người/ khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề.
- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
- Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo chính sách khác của nhà nước thì tiếp tục không được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND tỉnh xem xét quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 3 lần.

Hỏi: Qua thông tin trên Đài PTTH tỉnh Đắc Nông tôi được biết Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Phương Nam đang tuyển sinh học nghề nông thôn theo Đề án 1956, tôi muốn học nghề kế toán hợp tác xã, xin hỏi điều kiện được tham gia khóa học và địa điểm học tập, các chế độ ưu đãi khi tham gia học nghề như thế nào? (Khán giả Bùi Thị Nguyệt – Đắc Nông)
Trả lời: Để tham gia học tập, chị phải đảm bảo những điều kiện sau đây:
- Là lao động ở khu vực nông thôn và lao động nông nghiệp có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Đắk Nông, kể cả người tàn tật có khả năng lao động có độ tuổi từ 16-55 đối với nữ; từ 16-60 tuổi đối với nam.
Về địa điểm học tập, lớp học được tổ chức ở tất cả các xã, phường nơi có người đăng ký học nghề.
Về chế độ ưu đãi, chị có thể căn cứ vào những tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác (có chứng nhận theo quy định của nhà nước) được hỗ trợ các khoản:
- Không phải nộp học phí đào tạo nghề
- Được nhận tiền ăn 15.000đ/ ngày/ người
- Người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên (có xác nhận của UBND xã) được hỗ trợ 200.000đ/người/khóa học.
Thứ hai, lao động nông thôn khác không phải nộp học phí đào tạo nghề
Thứ ba, lao động nông thôn học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề
Thứ tư, lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
Thứ năm, lao động nông thôn sau khi tốt nghiệp được cơ sở đào tạo cấp giấy chứng chỉ đào tạo nghề và tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí.

Có thể vay vốn ưu đãi ở đâu
Hỏi: Tôi vừa học xong lớp sơ cấp chăn nuôi thú y 3 tháng và hiện đang muốn tổ chức chăn nuôi quy mô nhỏ, cần vốn đầu tư khoảng 50 triệu đồng, xin hỏi tôi có thể vay vốn ưu đãi ở đâu theo định hướng khuyến khích khởi nghiệp của Đề án 1956? (Nguyễn Văn Mạnh – Phủ Lý – Hà Nam)
Trả lời: Theo khoản 3 của chính sách 1956, lao động nông thôn sau khi học nghề, được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm, ngoài ra khi cần vay vốn thì anh có thể vay từ những tổ chức cho vay: các ngân hàng, cac tổ chức tín dụng hãy tranh thủ các nguồn vốn vay có tính chất ưu đãi, anh có thể được vay cũng như là tư vấn hỗ trợ vay vốn ở các nơi sau đây:
- Ban Điều hành quỹ hỗ trợ nông dân – Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ĐT: 043.7686452 hoặc 043.7686450
- Ban Điều hành Quỹ 120 – Bộ Lao động, thương binh và xã hội và các cơ quan thực hiện việc cho vay ủy thác: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chi nhánh các địa phương
- Ngân hàng Chính sách xã hội tại chi nhánh các địa phương
Chính sách vay vốn và ưu đãi lãi suất áp dụng theo từng thời kỳ, anh cần liên hệ trực tiếp với các quỹ ngân hàng để biết chi tiết.

Những đối tượng không được hỗ trợ đào tạo nghề
Hỏi: Đối tượng nào thì không được tham gia học tập tại các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn? (Khán giả Trần Vân Anh – Khu 3, phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh)
Trả lời: Những đối tượng sau đây không được hỗ trợ theo chính sách của Đề án:
- Học sinh, sinh viên đang theo học Tiểu học, THCS và THPT hoặc đang theo học hệ chính quy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, trường nghề.
- Những người đang hưởng lương từ các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước.
- Những người đang hưởng lương hưu hàng tháng.

Những khoản hỗ trợ học nghề
Hỏi: Nhiều người hiểu, đi học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là được miễn phí tất cả các khoản, điều đó có đúng hay không? (Chị Giàng Thị Mùa – Mèo Vạc, Hà Giang)
Trả lời: Các khoản kinh phí được quy định trong Quyết định 1956/QĐ-TTg đều là kinh phí hỗ trợ kể cả đối với người học và cơ sở dạy nghề, không phải hình thức thực thanh, thực chi. Ngoài khoản hỗ trợ này thì các khoản kinh phí phát sinh khác, người lao động và cơ sở dạy nghề phải tự lo chi trả nếu địa phương không có cơ chế hỗ trợ khác, tuy nhiên thực tế ở nhiều địa phương vì đối tượng ưu tiên học nghề đều có hoàn cảnh khó khăn như là hộ nghèo, cận nghèo, cho nên để khuyến khích hộ nghèo đi học thì các tỉnh đều cố gắng hỗ trợ ở mức tối đa để lao động không phải đóng thêm các khoản chi phí khác

Có được thanh toán hỗ trợ tiền học nghề khi đã bỏ học?
Hỏi: Những người được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg nhưng sau đó bỏ học thì có được thanh toán các khoản hỗ trợ tiền học hay không? (Anh Nguyễn Văn Hợp – Tiền Hải, Thái Bình)
Trả lời: Trường hợp người lao động tự ý nghỉ học, bỏ học hoặc bị buộc thôi học thì không được trả tiền ăn trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại lượt về. Trường hợp người học nghề sử dụng thẻ học nghề để học nghề thì việc thanh toán cho cơ sở dạy nghề thực hiện theo các quy định về quản lý và sử dụng thẻ học nghề.
 
Hộ khẩu ở thành phố có được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề?
Hỏi: Bố mẹ tôi là người dân tộc thiểu số, sau khi tôi học xong lớp 9 thì bố mẹ gửi tôi xuống ở với bác họ dưới thành phố. Để tiện thi tuyển vào trường cấp 3, nên bác họ đã nhận tôi làm con nuôi và nhập khẩu cho tôi vào cùng hộ của bác. Hiện tôi đã học xong lớp 12, muốn đăng ký học nghề thì tôi có được hưởng trợ cấp học nghề theo diện con dân tộc thiểu số theo hộ khẩu của bố mẹ hay không? (Nguyễn Văn Hải, email: haicodon@yahoo.com)
Trả lời: Theo quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” thì lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo và lao động nông thôn khác được nhà nước hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn hoặc được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú, tùy từng đối tượng. Địa phương nơi anh cư trú và đăng ký hộ khẩu sẽ xác định anh thuộc đối tượng nào. Do trường hợp của anh đã được nhận làm con nuôi và nhập khẩu vào một gia đình tại thành phố nên theo tinh thần của quyết định trên thì có thể sẽ không được hưởng chính sách này. Để được hướng dẫn cụ thể hơn anh nên đến phòng lao động và thương binh xã hội cấp huyện để được giải đáp và hướng dẫn.

Muốn đăng ký học nghề
Hỏi: Hiện nay tôi đã học xong lớp 9 và nghỉ học. Tôi muốn đăng ký một lớp học nghề có được không? Khi đi học tôi có được hưởng chính sách trợ cấp đào tạo không? (Trần Văn Linh ở Yên Thành, Nghệ An).
Trả lời: Anh hoàn toàn có thể đăng ký học nghề phù hợp với khả năng của anh và nếu anh không thuộc diện lao động nông thôn là học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú hoặc là người tàn tật khuyết tật thuộc hộ nghèo thì anh không được hưởng các chính sách trợ cấp đào tạo

Đối tượng được tham gia lớp dạy nghề cho lao động nông thôn
Hỏi: Những đối tượng nào được tham gia các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn? Tôi là người Ba Na thì có được tham gia học nghề hay không? Người tham gia học nghề được hưởng chính sách ưu đãi như thế nào? (Khán giả Đinh Hưm - Gia Lai)
Trả lời: Căn cứ theo quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” thì đối tượng của đề án là:
1 – Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.
2- Cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể chính trị xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã, cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.
Như vậy đối chiếu với quy định nêu trên thì anh thuộc diện được đào tạo nghề. Người tham gia đào tạo nghề sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi sau đây:
Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi là người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học. Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và từng thời gian học nghề thực tế. Hỗ trợ tiền ăn với mức 15 ngàn đồng/ngày/ người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200 ngàn đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư tú từ 15 km trở lên.
Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và từng thời gian học nghề thực tế.
Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học. Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và từng thời gian học nghề thực tế.
- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi xuất đối với khoản vay để học nghề.
- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.
- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề 1 lần theo chính sách của Đề án này . Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này.
Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 3 lần.

Cán bộ kỹ thuật tham gia dạy nghề có được hưởng chính sách theo Đề án 1956?
Hỏi: Tôi là cán bộ kỹ thuật có tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Tôi có được hưởng chính sách theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn hay không? (Nguyễn Trung Kiên - Gia Lai).
Trả lời: Theo Đề án này thì người dạy nghề, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi, tham gia dạy nghề lao động nông thôn được trả tiền công giảng dạy tối thiểu với mức 25 ngàn đồng/giờ. Người dạy nghề là các tiến sỹ khoa học, tiến sỹ trong lĩnh vực nông nghiệp nghệ nhân cấp tỉnh trở lên thì được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu là 300 ngàn đồng/buổi. Mức cụ thể do cơ sở  dạy nghề quyết định.

Người dân tộc Mường có được hỗ trợ đào tạo nghề?
Hỏi: Chúng tôi chủ yếu là dân tộc Mường. Vậy chúng tôi có được ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn hay không, có thể đi học ở đâu. (Trương Đình Thành - Thạch Thành, Thanh Hóa).
Trả lời: Theo quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” thì lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo và lao động nông thôn khác được nhà nước hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn hoặc được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú, tùy từng đối tượng. Để biết mình có thuộc diện được hỗ trợ theo chính sách nói trên, học tại cơ sở dạy nghề nào anh có thể liên hệ tới phòng lao động và thương binh xã hội cấp huyện để được giải đáp và hướng dẫn.

Trẻ em lang thang, trẻ em tàn tật có được hưởng hỗ trợ học nghề?
Hỏi: Trẻ em lang thang, trẻ em tàn tật có được hưởng hỗ trợ học nghề theo đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 hay không? (Bùi Xuân Nghĩa - Tĩnh Gia, Thanh Hóa)
Trả lời: Theo quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, độ tuổi theo học là từ 16- 59 đối với nam và từ 16-54 đối với nữ. Như vậy, đối với trẻ em dưới 16 tuổi các địa phương phải xét những hoàn cảnh đặc biệt để cho học nghề. Theo điều 120 của Luật lao động, cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học việc trừ một số nghề và công việc do Bộ LĐTBXH quy định. Việc tổ chức lớp dạy nghề cho trẻ em lang thang, trẻ em tàn tật thường theo những chương trình đặc thù nghề được dạy thường là nghề thủ công truyền thống phù hợp với việc vừa học vừa làm của trẻ em dưới 15 tuổi và sẽ giúp trẻ em không phải lang thang kiếm sống trong môi trường xa nhà, độc hại, nguy hiểm.

Chủ trang trại có được hưởng chính sách học nghề miễn phí?
Hỏi: Tôi muốn học chăn nuôi thú y và các kỹ năng thành lập trang trại phát triển kinh doanh. Xin hỏi chương trình dạy nghề cho nông thôn có các lớp như vậy không? Chủ trang trại như tôi có được hưởng chính sách học nghề miễn phí không? (Hà Đình Thanh - Thanh Sơn, Phú Thọ)
Trả lời: Nghề đào tạo cụ thể đối với từng lớp dạy nghề được xác định căn cứ vào nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Chủ trang trại có thể tham gia và hưởng chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo đề án 1956- đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến  năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Nếu đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện và đối tượng học nghề quy định tại tiết 6- mục 7.1 khoản 7, điều 6 của Thông tư 112/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH. Việc miễn phí hay không còn tùy thuộc vào địa phương.

Đề án 1956 hỗ trợ kinh phí những hạng mục gì?
Hỏi: Theo Đề án 1956 thì các trung tâm dạy nghề cấp huyện được hỗ trợ kinh phí cho những hạng mục gì? (Anh Nguyễn Văn Hữu - An Dương, Hải Phòng)
Trả lời: Theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các trung tâm dậy nghề cấp huyện được phân loại cụ thể rất chi tiết để có hỗ trợ trọng điểm cụ thể như sau: 61 Huyện nghèo được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dậy nghề cho trung tâm dậy nghề theo nghị quyết số 30A. 30 Huyện có tỉ lệ hộ nghèo từ 30 đến 50% mới thành lập trung tâm dậy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, thực hành, ký túc xá, nhà công vụ cho giáo viên thiết bị dậy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3 đến 5 nghề đặc thù của địa phương, mức đầu tư tối đa là 12,5 tỷ đồng/ một trung tâm. 74 Huyện miền núi, Hải đảo, vùng dân tộc thiểu số mới thành lập trung tâm dậy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá, thiết bị dậy nghề cho 3 nghề phổ biến và từ 3 đến 4 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa là 9 tỷ đồng/ trung tâm. 116 Huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dậy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư với mức 5 tỷ đồng/ trung tâm.

Hỏi: Những người học nghề theo đề án 1956 thì được hưởng những chính sách như thế nào? (Anh Mai Văn Hùng - Sơn Dương, Tuyên Quang)
Trả lời: Theo đề án 1956 thì chính sách đối với những người học nghề áp dụng như sau: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn ở mức tối đa 3 triệu đồng/người/ khóa học. Hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ ngày thực học/ người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/ người/ khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2.5 triệu đồng/ người/ khóa (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế. Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng với mức tối đa 02 triệu đồng/ người/ khóa học. Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi hịc nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. Lao động nông thôn là người dân tộc tiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú. Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. Theo đề án 1956 mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ và được học nghề một lần.  

Hỏi: Người dân quê tôi gần như cả xã làm nương rẫy, kinh tế khó khăn nhưng nay tôi muốn học nghề sửa chữa điện dân dụng ngắn hạn theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Xin hỏi tôi được hỗ trợ gì khi tham gia học trong khi tôi thuộc nhóm đối tượng 1, nếu có thì hỗ trợ những gì? (Anh Nguyễn Văn Mây - Văn Bàn, Lào Cai)
Trả lời: Theo Quyết định số 57/QĐ- UBND ban hành mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tham gia học nghề trên địa bàn tỉnh có được hỗ trợ những loại kinh phí như sau: Mỗi người được hỗ trợ 300.000 đồng/ khóa học, ngoài ra hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ ngày/ học viên, hỗ trợ giá vé đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng. Hỗ trợ tối đa không quá 200.000 đồng/ người/ khóa học đối với người học nghề, cư trú cách nơi học từ 15/km trở lên. Chi phí đào tạo được hỗ trợ theo hình thức gián tiếp. Mỗi lao động nông thôn được hỗ trợ một lần theo chính sách quy định tại quyết định này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo chính sách khác của nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo quyết định trên.

Thúy Hòa
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top