Brazil: Thanh toán điện tử tăng mạnh nhờ nền tảng Pix

Thứ ba, 30/08/2022 18:32

Trong nhiều năm qua, người Brazil không có động lực rời bỏ thanh toán bằng tiền mặt. Chuyển 10 reai (10$) cho một người bạn thì mất chi phí 16 reai. Quẹt thẻ tín dụng thì tiền phí mất 2% chi phí món hàng. Đối với các công ty thương mại điện tử, những rào cản này làm cho việc kinh doanh khó khăn hơn.

Pix thay đổi cách người Brazil thanh toán

Pix ra đời. Đây là hệ thống thanh toán tức thời của Ngân hàng Trung ương. Được cung cấp từ tháng 11/2020, Pix đã thay đổi cách người Brazil thanh toán. Nền tảng này cho phép người mua và người bán chuyển và nhận tiền qua mã QR mà không phải chia sẻ chi tiết ví điện tử, nhà cung cấp fintech hay ngân hàng của mình. Vào tháng 4 đã có 118 triệu người sử dụng nền tảng này, tương đương 2/3 người lớn ở Brazil. Trong quý 4/2021, người sử dụng đã tiến hành 3,9 tỷ thanh toán. Pix đã qua mặt thẻ tin dụng và thẻ ghi nợ trở thành phương thức thanh toán phổ biến nhất ở Brazil. Cứ 5 giao dịch thì có 1 giao dịch được thực hiện qua app di động của nền tảng này.

Pix không phải là một ý tưởng mới hay độc đáo. Giao dịch thanh toán thống nhất (UPI) của Ấn Độ đã ra đời từ năm 2016. Các nước khác cũng có chương trình tương tự. Tuy nhiên, Pix lại giành được những thành công đáng kể. Trong nhiều năm, ngân hàng Trung ương Brazil đã nỗ lực để hệ thống tài chính nước này cạnh tranh hơn, số hơn và toàn diện hơn. Pix đã góp phần giúp cơ quan này đạt được mục tiêu. Sự phát triển nhanh của Pix cũng đem lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước khác.

20220606-pg1.jpg

Ảnh minh họa

Pix trở nên phổ biến là do dễ sử dụng. Mở một tài khoản chỉ mất vài phút. Mã định danh có thể là mã số thuế, số điện thoại hoặc một dãy số bất kỳ. Chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng khác nhanh chóng và không mất phí.

Các nhà hoạch định chính sách cũng góp phần thúc đẩy số người sử dụng. Ngân hàng Trung ương Brazil khuyến khích các ngân hàng và công ty fintech tham gia nền tảng này. Trong thời kỳ COVID-19, các thanh toán khẩn cấp của chính phủ đều được triển khai qua app Pix. Theo cách này, 30 triệu người dân Brazil chưa có tài khoản ngân hàng đều nhận được thanh toán không tiền mặt lần đầu tiên.

Hầu hết các thanh toán đều có giá trị nhỏ và là các giao dịch giữa người dân với nhau. Pix phổ biến đến mức người ăn mày trên phố thường xin tiền với mã QR. Các giao dịch này dễ dàng thực hiện vì chi phí bằng không đối với người dùng cá nhân. Còn các công ty thì đây là phương thức thanh toán rẻ nhất.

Pix thúc đẩy người dân mở tài khoản ngân hàng

Pix ra đời có nhiều ảnh hưởng đến các ngân hàng của Brazil. Năm 2021, phí dịch vụ tài khoản vãng lai của 5 ngân hàng lớn nhất Brazil giảm 2,7 tỉ reai so với năm 2020. Nhưng các ngân hàng vẫn cho rằng Pix mang đến nhiều cơ hội cho họ. Khi xã hội tiến đến phi tiền mặt, ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí thuê xe chở tiền. Pix cũng khuyến khích người dân mở tài khoản ngân hàng mặc dù muốn sử dụng Pix không nhất thiết phải có thẻ ngân hàng. Theo Mastercard, ông lớn ngành thẻ tín dụng, số người không có thẻ ngân hàng của Brazil giảm 73% trong thời kỳ COVID-19.

Một trong những ngạc nhiên lớn nhất là mặc dù Pix thành công vang dội nhưng số giao dịch thẻ tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng. Pix không chỉ thay thế cho phương thức thanh toán phi tiền mặt mà còn khuyến khích người dân sử dụng các phương thức này.

Ngân hàng trung ương Brazil hiện đang có kế hoạch mở rộng Pix. Tính đến cuối năm 2022, Pix sẽ có thể sử dụng ngoại tuyến (offline) và tích hợp vào ngân hàng mở. Đây là một hệ thống cho phép khách hàng chia sẻ dữ liệu giao dịch của họ với fintech. Tiến tới chẳng bao lâu nữa khách hàng khi mua sắm có thể trả góp. Trong tương lai, Brazil có kế hoạch đưa app Pix ra nước ngoài, thúc đẩy việc chuyển kiều hối và các thanh toán xuyên biên giới.

Giang Phạm (theo Economist)
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top