Bộ Tư Pháp làm rõ quy định xử phạt báo chí đưa tin sai

Thứ sáu, 07/03/2014 08:12

Trước đây, do mô tả các hành vi chưa thật sự rõ ràng ở các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính nên đã gây ra hiểu nhầm về mức phạt đối với phóng viên và tòa báo khi đưa tin sai sự thật.

img

Ảnh minh họa

Chiều 6/3/2014, Người phát ngôn Bộ Tư Pháp Trần Tiến Dũng đã phát đi thông điệp của Bộ, nhằm giải thích những băn khoăn của các nhà báo tại phiên họp báo Quý IV/2013 của Bộ Tư Pháp, về hành vi đưa tin sai sự thật được quy định tại nhiều nghị định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, nhưng mức phạt có sự khác nhau.
 
Cụ thể, tại Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực thống kê quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi phổ biến thông tin thống kê sai sự thật.
 
Tại Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quy định phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với hành vi đưa thông tin không đúng sự thật về sự cố hạt nhân.
 
Hay tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn thì phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường…
 
Tuy nhiên, tại văn bản trực tiếp liên quan đến hoạt động của báo chí là Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thì phạt tiền từ 1-3 triệu đồng nếu đăng, phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng nếu đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng và nếu thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng thì sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng…
 
Từ thực tế trên và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Tư pháp đã rà soát các văn bản, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và đưa ra nhận định Nghị định số 159/2013/NĐ-CP được áp dụng để xử phạt đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật do cơ quan báo chí thực hiện và hành vi cung cấp thông tin sai sự thật do phóng viên thực hiện.
 
Còn đối với các nghị định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác (như đã lược nêu ở trên) là xử phạt cá nhân, tổ chức thực hiện việc cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật, không bao gồm phóng viên và cơ quan báo chí.
 
“Tuy nhiên, do mô tả hành vi tại các nghị định này chưa thật sự rõ ràng nên có thể hiểu trong đó có việc phạt hành chính đối với các cơ quan báo chí và phóng viên”, ông Trần Tiến Dũng thông báo.
 
Cũng theo đó, thẩm quyền của các cơ quan xử phạt báo chí được xác định theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP, chứ không phải các cơ quan quy định tại các nghị định xử lý vi phạm hành chính khác.
 
Để đảm bảo thống nhất thực hiện pháp luật, Bộ Tư pháp đã kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành một nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định: 79/2013/NĐ-CP, 107/2013/NĐ-CP, 109/2013/NĐ-CP, 138/2013/NĐ-CP, 173/2013/NĐ-CP, 176/2013/NĐ-CP theo thủ tục rút gọn để làm rõ việc xử phạt hành vi cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật theo các nghị định này là phạt cá nhân, tổ chức vi phạm, không bao gồm cơ quan báo chí và phóng viên.
 
Quốc Thanh
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top