Bộ TT&TT sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2021

Thứ ba, 22/06/2021 14:38

Sáng ngày 22/6, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2021 và tôn vinh các tập thể có thành tích xuất sắc năm 2020.

20210622-l3.jpg

Thứ trưởng Phan Tâm, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ TT&TT phát biểu tại Hội nghị

Tới dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Phan Tâm, Thứ trưởng, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua Khen thưởng Bộ TT&TT; đồng chí Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ TT&TT. Tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng, doanh nghiệp thuộc Bộ TT&TT.

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm đã biểu dương những kết quả công tác thi đua, khen thưởng đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là biểu dương thành tích của 15 đơn vị xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và Cờ thi đua của Bộ TT&TT năm 2020.

Thứ trưởng đánh giá: Phong trào thi đua của Bộ TT&TT năm 2021 với chủ đề “Có việc khó thì mới có thi đua. Thi đua để làm được việc khó, tạo ra giá trị và nhân rộng giá trị, tìm ra cá nhân điển hình, tập thể xuất sắc việc 5 năm hãy thi đua hoàn thành trong 1 năm”.  Từ đầu năm đến nay, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ đã triển khai quyết liệt, có hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và Bộ TT&TT phát động. Từng lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đã phát động phong trào thi đua riêng, trong đó đề ra nội dung và giải pháp cụ thể, tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của từng lĩnh vực quản lý. Các mục tiêu, nội dung thi đua của từng lĩnh vực được phát động gắn với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Bộ nhằm cụ thể hóa Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

20210622-l7.jpg

Toàn cảnh Hội nghị

Nội dung thi đua đã tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực được đề cập trong Chỉ thị số 01/CT-BTTTT ngày 11/01/2021 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về định hướng phát triển Ngành TT&TT năm 2021. Chỉ thị số 05/CT-BTTTT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về công tác thi đua, khen thưởng năm 2021 được xây dựng theo hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và đã có sự đổi mới, bám sát nhiệm vụ của Bộ tại Chỉ thị số 01/CT-BTTTT và yêu cầu phát triển của Ngành TT&TT trong năm 2021.

Bên cạnh đó, việc triển khai Chỉ thị số 05/CT-BTTTT đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ thực hiện một cách nghiêm túc ngay từ đầu năm. Nội dung phong trào thi đua đã có sự đổi mới, bám sát hơn vào các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung vào những việc khó của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; gắn với mục tiêu cụ thể, thiết thực hơn để tạo động lực phấn đấu. Đặc biệt, thành công của Đại hội Thi đua yêu nước của Bộ TT&TT lần thứ IV đã tạo thêm động lực, thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua; tạo khí thế thi đua sôi nổi, tạo sự chuyển biến trong công tác thi đua, khen thưởng, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện kế hoạch và chương trình công tác của các đơn vị; động viên khích lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

20210622-lo.jpg

Thừa ủy quyền của Chính phủ, Thứ trưởng Phan Tâm trao Cờ thi đua của Chính phủ năm 2020 cho 07 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT

Theo Thứ trưởng Phan Tâm: “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cùng những nhiệm vụ mà Bộ TT&TT đang triển khai thực hiện được Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương lựa chọn và đề xuất để phát động phong trào thi đua Chuyển đổi số quốc gia (Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số) trong toàn quốc. Phong trào thi đua Chuyển đổi số quốc gia một khi được phát động sẽ chứng tỏ rằng những công việc của Bộ đã và đang triển khai được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương quan tâm, ủng hộ với kỳ vọng rất cao của Đảng, Nhà nước, xã hội. Bởi vậy, công việc của Bộ thời gian tới sẽ rất nặng nề, đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ và người lao động toàn Ngành phải thực sự cố gắng, cống hiến và lao động hết mình vì mục tiêu chung.

Về nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng cuối năm của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm yêu cầu:

Một là:
Đẩy mạnh việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước do Thủ tướng Chính phủ phát động. Tạo phong trào thi đua thông qua việc hàng ngày. Mỗi đơn vị, mỗi cán bộ hãy nhận mục tiêu cao để khám phá những tri thức mới, năng lực mới và từ đó khám phá ra chính mình.

Hai là: Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp ứng phó với dịch bệnh Covid-19, dựa trên nền tảng công nghệ số kịp thời đề xuất các giải pháp phù hợp từng thời điểm, từng giai đoạn, chung tay cùng Chính phủ và cả nước đẩy lùi dịch bệnh.

Ba là: Triển khai thực hiện tốt việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ qua tổng kết phong trào thi đua của tập thể và cá nhân để bình xét và đề xuất khen thưởng thành tích năm 2021.

Bốn là: Thi đua phải gắn liền với tổng kết, đánh giá và nhân rộng. Sau các phong trào thi đua, mỗi người, mỗi đơn vị rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Việc phổ biến kinh nghiệm và bài học, nhân rộng điển hình để tạo ra giá trị cấp số nhân.

20210622-l2.jpg

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn trao tặng Cờ thi đua của Bộ TT&TT năm 2020 cho 08 cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

Do đó, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch thi đua từ chính nhiệm vụ hàng ngày của mình để tự giác, tự nguyện thực hiện. Các phong trào thi đua này phải có tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện. Qua đó lựa chọn những tập thể, cá nhân thật sự xuất sắc, tiêu biểu cho từng lĩnh vực để đề xuất khen thưởng vào cuối năm. Tinh thần là khen thưởng phải đúng người, đúng việc, thực sự tạo nên động lực phấn đấu cho mỗi tập thể, cá nhân, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm 2021.

6 lĩnh vực hưởng ứng và thực hiện phát động phong trào thi đua 6 tháng cuối năm 2021

Lĩnh vực Bưu chính:

Khen thưởng cho doanh nghiệp bưu chính: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Có đóng góp lớn cho sự phát triển lĩnh vực; Nội bộ đoàn kết; có nhiều hoạt động vì xã hội, vì cộng đồng;

Khen thưởng cho doanh nghiệp bưu chính phải đạt một trong các tiêu chí sau: Tăng trưởng dịch vụ phục vụ thương mại điện tử >30%; Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính cao; Nộp ngân sách nhà nước lớn; Năng suất lao động và thu nhập bình quân của người lao động cao.

Lĩnh vực Viễn thông:

90% người sử dung điện thoại từ 15 tuổi trở lên có smartphone; Đề án thay thế VINASAT-1, VINASAT-2; VNNIC Speedtest: 30-50 điểm đo đặt tại các doanh nghiệp; Triển khai Mobile Money; 50% số người dùng ứng dụng VoLTE; Nghị định đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; Chương trình IPv6 For Gov:

Thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh: 90% người sử dụng điện thoại từ 15 tuổi trở lên có smartphone; Người dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng mới; Doanh nghiệp tăng doanh thu; Tăng thứ hạng; Thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia.

Tỷ lệ IPv6 chung: 45-50%; thứ 2 Asean; Top 10 toàn cầu; Chủ động thu thập, quản lý số liệu; Bảo vệ quyền lợi người sử dụng, thúc đẩy cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ.

Lĩnh vực ứng dụng CNTT:

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho Chính phủ số; 100 % Bộ, ngành, địa phương cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4; Chiến lược dữ liệu quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đạt 18 triệu giao dịch thực hiện qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP; Nghị định thay thế Nghị định số 64/2011/NĐ-CP; Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, an toàn cho người dân, doanh nghiệp là điều kiện cơ bản của Chính phủ số;  Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước với những nội hàm và quy định mới, đặc thù so với chính phủ điện tử.

100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4: Năm 2019 tỷ lệ DVCTT mức độ 4 là 10,76%; Năm 2020 tỷ lệ DVCTT mức độ 4 là 30,86%; Tính đến tháng 5/2021, tỉ lệ DVCTT mức độ 4 là 35,87%; Mục tiêu cuối năm 2021, 100% bộ, ngành, địa phương triển khai 100% DVC đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4.

Chiến lược dữ liệu quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chiến lược dữ liệu quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Tái hoạch định nguồn tài nguyên số; Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; Tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân; Thời cơ để nhà nước, doanh nghiệp cùng hợp tác để phát triển Việt Nam giàu mạnh; Đạt 18 triệu giao dịch thực hiện quan nền tảng NGSP (năm 2021).

Lĩnh vực công nghiệp ICT: Phát động thi đua tham gia giải thưởng sản phẩm công nghệ số MAKE IN VIET NAM 2021.

Tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam; Có giá trị thực tế lớn được ghi nhận trong phát triển kinh tế số, chính phủ số và xã hội số; Góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Lĩnh vực báo chí, truyền thông:

*Báo chí và phát thanh truyền hình: Sửa đổi Luật báo chí năm 2016; Đẩy mạnh tuyên truyền sự kiện chính trị, đường lối của Đảng và Nhà nước; Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ổn định; Lập đề nghị sửa đổi Luật Báo chí; 100% các đài PTTH, cơ quan báo chí tham gia tuyên truyền sự kiện chính trị, đường lối của Đảng và Nhà nước; Phát triển thuê bao và doanh thu tăng trưởng 15-20% so với năm 2020.

*Thông tin điện tử: Quản lý các nền tảng xuyên biên giới; Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; Phát triển môi trường mạng xã hội lành mạnh; 90-100 triệu người dùng mạng xã hội trong nước; Hỗ trợ phát triển từ 2 lên 5 mạng xã hội trong nước đạt 5 triệu người dùng trở lên; Ngăn chặn xử lý thông tin xấu độc 85-90%; Giám sát hoạt động mạng quảng cáo xuyên biên giới.

*Thông tin cơ sở: Chuyển đổi số hệ thống thông tin báo chí cơ sở; Ứng dung công nghệ, đổi mới cách quản lý vận hành thông tin cơ sở; Tổng kết thực hiện Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 quy chế hoạt động thông tin cơ sở; Tiến tới cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình hội tụ, đa phương tiện tỷ lệ 75%; Đến hết năm 2021, 10% tỉnh thành phố có tỷ lệ hệ thống thông tin nguồn; 92% phường, xã có đài truyền thanh cơ sở, trong đó tối thiểu 15% các đài ứng dụng CNTT-VT.

*Xuất bản, in và phát hành: Tổng kết Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in; Phát triển văn hóa đọc; Xây dựng chính sách quốc gia; Phát triển xuất bản truyền thông điện tử; Lập đề nghị sửa đổi Luật xuất bản; Tỷ lệ bán sách/người đạt 4.2%; Tỷ lệ xuất bản điện tử/số đầu sách đạt 10%.

 

Đăng Quý
banner
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top