Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam gửi tới sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ ba, 08/10/2024 09:40

Công văn số 4078/BTTTT-VP ngày 27/9/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam gửi tới sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 655/BDN ngày 02/8/2024, nội dung kiến nghị như sau:

Thời gian gần đây các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Youtube…) xuất hiện nhiều nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, tác động tiêu cực xã hội. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nền tảng mạng xã hội, nhất là các nội dung liên quan đến chính trị, các tư tưởng lệch lạc, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có ý kiến trả lời như sau:

1. Nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nền tảng xã hội, Bộ TTTT đã triển khai thực hiện một số biện pháp như sau:

- Phối hợp với Bộ Công an để kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là những nội dung liên quan đến chính trị, các tư tưởng lệch lạc và trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Các hoạt động giám sát và xử lý vi phạm tập trung vào việc ngăn chặn các hành vi phát tán thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Chỉ đạo các Sở TTTT phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an tại địa phương để thực hiện rà soát, xử lý các thông tin xấu độc liên quan tại địa phương, xử lý các đối tượng tung tin giả thông tin xấu độc tại địa phương. Trong quá trình xử lý, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xác minh các đối tượng vi phạm và đưa ra các biện pháp xử phạt hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ vi phạm. Các đối tượng tung tin xấu độc, bôi nhọ danh dự cá nhân, tổ chức đã bị xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

- Tham mưu và đề xuất Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý nhằm kiểm soát hoạt động trên không gian mạng, đặc biệt là dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ trên Internet và thông tin trên mạng. Các văn bản này bao gồm quy định về việc xác thực tài khoản người dùng, yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ, khóa hoạt động các tài khoản vi phạm pháp luật Việt Nam.

- Yêu cầu các nền tảng như Facebook, YouTube, TikTok gỡ bỏ các nội dung vi phạm về chính trị và văn hóa, đặc biệt là những nội dung liên quan đến tuyên truyền tư tưởng lệch lạc, chống phá nhà nước. Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của các nội dung không phù hợp trên mạng. Yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới thực hiện việc khóa tạm thời hoặc khóa vĩnh viễn những tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung xấu độc, bao gồm các thông tin về chính trị nhạy cảm, thông tin gây hiểu lầm, và các nội dung trái với thuần phong mỹ tục. Từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật và vi phạm pháp luật trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, và TikTok đã tăng lên đáng kể (>90%).

Ngoài việc xử phạt, Bộ TTTT cũng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm; ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức và giúp giảm thiểu các hành vi tung tin sai sự thật.

Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tình trạng lợi dụng mạng xã hội để đưa thông tin, nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, tác động tiêu cực xã hội cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: Một số nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube không có trụ sở tại Việt Nam, gây khó khăn trong việc yêu cầu tuân thủ nhanh chóng các quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Phương hướng, giải pháp thực hiện trong thời gian tới

- Bộ TTTT sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các quy định pháp luật mới để tăng cường kiểm soát không gian mạng, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến an ninh chính trị và văn hóa. Bộ cũng sẽ đẩy mạnh việc áp dụng các chế tài xử lý mạnh tay đối với những nền tảng mạng xã hội không tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

- Bộ TTTT và Bộ Công an sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phát tán thông tin xấu độc và lệch lạc trên mạng xã hội.

- Bộ sẽ đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến để phát hiện nhanh chóng các nội dung vi phạm, đồng thời nâng cao hiệu quả của hệ thống giám sát không gian mạng.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam để trả lời cử tri./.Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 655/BDN ngày 02/8/2024, nội dung kiến nghị như sau:

Thời gian gần đây các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Youtube…) xuất hiện nhiều nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, tác động tiêu cực xã hội. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nền tảng mạng xã hội, nhất là các nội dung liên quan đến chính trị, các tư tưởng lệch lạc, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có ý kiến trả lời như sau:

1. Nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nền tảng xã hội, Bộ TTTT đã triển khai thực hiện một số biện pháp như sau:

- Phối hợp với Bộ Công an để kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là những nội dung liên quan đến chính trị, các tư tưởng lệch lạc và trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Các hoạt động giám sát và xử lý vi phạm tập trung vào việc ngăn chặn các hành vi phát tán thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Chỉ đạo các Sở TTTT phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an tại địa phương để thực hiện rà soát, xử lý các thông tin xấu độc liên quan tại địa phương, xử lý các đối tượng tung tin giả thông tin xấu độc tại địa phương. Trong quá trình xử lý, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xác minh các đối tượng vi phạm và đưa ra các biện pháp xử phạt hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ vi phạm. Các đối tượng tung tin xấu độc, bôi nhọ danh dự cá nhân, tổ chức đã bị xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

- Tham mưu và đề xuất Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý nhằm kiểm soát hoạt động trên không gian mạng, đặc biệt là dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ trên Internet và thông tin trên mạng. Các văn bản này bao gồm quy định về việc xác thực tài khoản người dùng, yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ, khóa hoạt động các tài khoản vi phạm pháp luật Việt Nam.

- Yêu cầu các nền tảng như Facebook, YouTube, TikTok gỡ bỏ các nội dung vi phạm về chính trị và văn hóa, đặc biệt là những nội dung liên quan đến tuyên truyền tư tưởng lệch lạc, chống phá nhà nước. Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của các nội dung không phù hợp trên mạng. Yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới thực hiện việc khóa tạm thời hoặc khóa vĩnh viễn những tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung xấu độc, bao gồm các thông tin về chính trị nhạy cảm, thông tin gây hiểu lầm, và các nội dung trái với thuần phong mỹ tục. Từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ xử lý các trường hợp tung tin sai sự thật và vi phạm pháp luật trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, và TikTok đã tăng lên đáng kể (>90%).

Ngoài việc xử phạt, Bộ TTTT cũng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm; ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đã góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức và giúp giảm thiểu các hành vi tung tin sai sự thật.

Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tình trạng lợi dụng mạng xã hội để đưa thông tin, nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, tác động tiêu cực xã hội cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: Một số nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube không có trụ sở tại Việt Nam, gây khó khăn trong việc yêu cầu tuân thủ nhanh chóng các quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Phương hướng, giải pháp thực hiện trong thời gian tới

- Bộ TTTT sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các quy định pháp luật mới để tăng cường kiểm soát không gian mạng, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến an ninh chính trị và văn hóa. Bộ cũng sẽ đẩy mạnh việc áp dụng các chế tài xử lý mạnh tay đối với những nền tảng mạng xã hội không tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

- Bộ TTTT và Bộ Công an sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phát tán thông tin xấu độc và lệch lạc trên mạng xã hội.

- Bộ sẽ đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến để phát hiện nhanh chóng các nội dung vi phạm, đồng thời nâng cao hiệu quả của hệ thống giám sát không gian mạng.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam để trả lời cử tri./.

Bộ Thông tin và Truyền thông
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top