Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 21/BDN ngày 21/01/2023 về kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, nội dung kiến nghị như sau:
Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có ý kiến trả lời như sau:
Hoạt động quảng cáo tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi các quy định tại Luật Quảng cáo, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành. Một số quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) xác nhận nội quảng cáo. Đối với việc quảng cáo thực phẩm chức năng, phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp.
Thời gian qua, Bộ TTTT đã thực hiện nhiều biện pháp để xử lý các quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, như:
- Thực hiện hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về quảng cáo với việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó bổ sung các quy định về quảng cáo xuyên biên giới như: Bộ TTTT là đầu mối quản lý các hoạt động quảng cáo trực tuyến trong đó có quảng cáo xuyên biên giới; doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ quy định về quảng cáo như doanh nghiệp trong nước; phải gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ theo yêu cầu; yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong và ngoài nước phải cung cấp giải pháp kỹ thuật kiểm tra, loại bỏ quảng cáo vi phạm; bổ sung chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ luật pháp Việt Nam về quảng cáo.
- Tăng cường công tác phối hợp xử lý vi phạm: Bộ TTTT phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Cục An toàn thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế) nhằm xác định chủ thể, hành vi vi phạm về quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kịp thời xử lý; chuyển Cục An toàn thông tin và Trung tâm Internet Việt Nam, Bộ TTTT ngăn chặn, xử lý website quảng cáo thực phẩm, bảo vệ sức khỏe vi phạm; đề xuất bổ sung chế tài xử lý vi phạm quảng cáo tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021.
- Yêu cầu cơ quan báo chí, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, vị trí, ngôn ngữ quảng cáo, nhất là đường link quảng cáo đăng phát trên nền tảng của mình; có thỏa thuận với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; cân nhắc dừng hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới không thực hiện.
- Tổ chức họp và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ mạng lưới quảng cáo (Ad Network) tại Việt Nam, yêu cầu các Ad Network cam kết bằng văn bản và có giải pháp không để tái diễn tình trạng đăng, phát quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng lưới quảng cáo của mình.
- Yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn các quảng cáo vi phạm trên mạng xã hội Facebook và Google. Trong các cuộc họp giữa 02 bên, thường xuyên cảnh báo Facebook, Google về tình trạng vi phạm và yêu cầu 02 đơn vị này thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; Có văn bản yêu cầu chi tiết về điều kiện quảng cáo; không cho phép quảng cáo các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh… chưa được Bộ Y tế cấp phép; phối hợp xử lý các trường hợp quảng cáo vi phạm như khóa kênh, chặn link quảng cáo[1]…. Bộ TTTT cũng phối hợp với Google xây dựng các thuật toán AI nhận biết về quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng của các loại thuốc giả, thực phẩm chức năng để ngăn chặn triệt để các quảng cáo sai sự thật về thuốc thực phẩm chức năng trên nền tảng Youtube của Google.
Đối với quảng cáo trên truyền hình, Bộ TTTT kiểm soát chặt chẽ đối với việc thực hiện nghiêm túc Giấy phép sản xuất kênh truyền hình, kênh phát thanh, trong đó có quy định chặt về tỷ lệ thời lượng quảng cáo theo Luật Quảng cáo; Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, phối hợp Bộ, ngành, Sở TTTT quản lý hoạt động của các Đài Phát thanh truyền hình trong công tác quảng cáo. Có văn bản đề nghị Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát hoạt động quảng cáo trên truyền hình đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do các đơn vị chức năng của 2 Bộ cấp phép; nếu phát hiện vi phạm thì cung cấp thông tin để Bộ TTTT kịp thời nhắc nhở, xử lý theo quy định. Hiện nay, các Bộ đã thành lập các đầu mối liên hệ để xử lý kịp thời các quảng cáo sai sự thật.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An để trả lời cử tri./.
[1] Kết quả chặn gỡ của các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới: Facebook đã gỡ 484 fanpages quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; 2.476 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, Google đã gỡ hơn 2000 quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng về xương khớp, tiểu đường vi phạm pháp luật.
Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 21/BDN ngày 21/01/2023 về kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri phản ánh tình trạng quảng cáo các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, quảng cáo thực phẩm chức năng trên một số trang thông tin điện tử, mạng xã hội nhưng chưa được kiểm chứng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân khi tin tưởng sử dụng dịch vụ hoặc thực phẩm chức năng. Cử tri kiến nghị chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi trên.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có ý kiến trả lời như sau:
Hoạt động quảng cáo tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi các quy định tại Luật Quảng cáo, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành. Một số quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) xác nhận nội quảng cáo. Đối với việc quảng cáo thực phẩm chức năng, phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp.
Thời gian qua, Bộ TTTT đã thực hiện nhiều biện pháp để xử lý các quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, như:
- Thực hiện hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về quảng cáo với việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó bổ sung các quy định về quảng cáo xuyên biên giới như: Bộ TTTT là đầu mối quản lý các hoạt động quảng cáo trực tuyến trong đó có quảng cáo xuyên biên giới; doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ quy định về quảng cáo như doanh nghiệp trong nước; phải gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ theo yêu cầu; yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong và ngoài nước phải cung cấp giải pháp kỹ thuật kiểm tra, loại bỏ quảng cáo vi phạm; bổ sung chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ luật pháp Việt Nam về quảng cáo.
- Tăng cường công tác phối hợp xử lý vi phạm: Bộ TTTT phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Cục An toàn thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế) nhằm xác định chủ thể, hành vi vi phạm về quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kịp thời xử lý; chuyển Cục An toàn thông tin và Trung tâm Internet Việt Nam, Bộ TTTT ngăn chặn, xử lý website quảng cáo thực phẩm, bảo vệ sức khỏe vi phạm; đề xuất bổ sung chế tài xử lý vi phạm quảng cáo tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021.
- Yêu cầu cơ quan báo chí, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, vị trí, ngôn ngữ quảng cáo, nhất là đường link quảng cáo đăng phát trên nền tảng của mình; có thỏa thuận với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; cân nhắc dừng hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới không thực hiện.
- Tổ chức họp và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ mạng lưới quảng cáo (Ad Network) tại Việt Nam, yêu cầu các Ad Network cam kết bằng văn bản và có giải pháp không để tái diễn tình trạng đăng, phát quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng lưới quảng cáo của mình.
- Yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn các quảng cáo vi phạm trên mạng xã hội Facebook và Google. Trong các cuộc họp giữa 02 bên, thường xuyên cảnh báo Facebook, Google về tình trạng vi phạm và yêu cầu 02 đơn vị này thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; Có văn bản yêu cầu chi tiết về điều kiện quảng cáo; không cho phép quảng cáo các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh… chưa được Bộ Y tế cấp phép; phối hợp xử lý các trường hợp quảng cáo vi phạm như khóa kênh, chặn link quảng cáo[1]…. Bộ TTTT cũng phối hợp với Google xây dựng các thuật toán AI nhận biết về quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng của các loại thuốc giả, thực phẩm chức năng để ngăn chặn triệt để các quảng cáo sai sự thật về thuốc thực phẩm chức năng trên nền tảng Youtube của Google.
Đối với quảng cáo trên truyền hình, Bộ TTTT kiểm soát chặt chẽ đối với việc thực hiện nghiêm túc Giấy phép sản xuất kênh truyền hình, kênh phát thanh, trong đó có quy định chặt về tỷ lệ thời lượng quảng cáo theo Luật Quảng cáo; Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, phối hợp Bộ, ngành, Sở TTTT quản lý hoạt động của các Đài Phát thanh truyền hình trong công tác quảng cáo. Có văn bản đề nghị Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát hoạt động quảng cáo trên truyền hình đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do các đơn vị chức năng của 2 Bộ cấp phép; nếu phát hiện vi phạm thì cung cấp thông tin để Bộ TTTT kịp thời nhắc nhở, xử lý theo quy định. Hiện nay, các Bộ đã thành lập các đầu mối liên hệ để xử lý kịp thời các quảng cáo sai sự thật.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An để trả lời cử tri./.
[1] Kết quả chặn gỡ của các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới: Facebook đã gỡ 484 fanpages quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; 2.476 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, Google đã gỡ hơn 2000 quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng về xương khớp, tiểu đường vi phạm pháp luật.