Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, 30/08/2023 13:42

Công văn số 3297/BTTTT-VP ngày 12/8/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 742/BDN ngày 14/6/2023, nội dung kiến nghị như sau:

Câu 1: Thông tư số 18/2021/TT-BTTTT ngày 30/11/2021 của Bộ TTTT về định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử chưa quy định các loại hình sản phẩm trên báo điện tử, trong khi đó các loại hình này đang là xu hướng phát triển. Cử tri kiến nghị cần bổ sung các loại hình trên báo điện tử, cụ thể: các thể loại truyền hình Internet trên báo điện tử; các sản phẩm báo chí đặc thù khác như báo điện tử kèm nội dung video, audio, sản phẩm Longform, Mega Stories, Emagazine, Infographic…

Sau khi nghiên cứu, Bộ TTTT có ý kiến trả lời như sau:

 

 

 

Câu 2: Nghị định số 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/3/2014 quy định chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản là cơ sở pháp lý quan trọng trong phát triển và quản lý hoạt động báo chí, xuất bản. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Nghị định này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như mức chi trả nhuận bút chưa tương xứng với sức lao động, sáng tạo tác phẩm báo chí; khung chi trả chưa quy định cụ thể đối với một số thể loại báo chí, phạm vi điều chỉnh chưa bắt kịp với xu hướng đổi mới. Cử tri đề nghị: (1) Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với ấn phẩm có tính chất báo chí được quy định trong Luật Báo chí, như: Bản tin, đặc san; đồng thời tăng mức nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; (2) Việc quy định hệ số tối đa của từng thể loại báo chí hiện nay không còn phù hợp, cần điều chỉnh phù hợp, cụ thể như các thể loại: Trực tuyến Media, tọa đàm, giao lưu trực tuyến trên truyền hình, Báo điện tử, đây là những thể loại đặc biệt, gồm một ê kíp nhiều người thực hiện; (3) Bổ sung thể loại: Bài phản ánh (trên báo in) đây là thể loại sử dụng phổ biến; tin truyền hình, phóng sự truyền hình, phim tài liệu trên báo điện tử.

Bộ TTTT được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản tại Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 03/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình công tác năm 2023, trình Chính phủ trong tháng 12/2023. Bộ TTTT đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị định để trình Chính phủ theo đúng quy định.

Bộ TTTT tiếp thu ý kiến của cử tri Bình Dương trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 18/2014/NĐ-CP như: Tăng mức nhuận bút, thù lao; điều chỉnh hệ số tối đa của một số thể loại báo chí để đảm bảo phù hợp với thực tế; bổ sung một số thể loại báo chí mới. Các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan có phạm vi điều chỉnh là tác phẩm báo chí, do đó, chỉ có cơ sở để quy định việc chi trả nhuận bút, thù lao cho tác phẩm báo chí, chưa có cơ sở để mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với ấn phẩm có tính chất báo chí như: đặc san, bản tin.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TTTT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương để trả lời cử tri./.

Bộ Thông tin và Truyền thông
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top