(Bình Thuận) Đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Thứ sáu, 17/06/2016 10:41

Qua 5 năm (2011 - 2015), thông qua chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hàng trăm ngàn lao động địa phương được giải quyết việc làm, đời sống, thu nhập cải thiện đáng kể. Quan trọng hơn là tạo việc làm cho những lao động nhàn rỗi, tỷ lệ thất nghiệp ngày một giảm, tình hình an ninh trật tự xã hội được ổn định.

 
120 ngàn lao động  có việc làm
Để đảm bảo sự phát triển ổn định, thời gian qua tỉnh đã tập trung các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó công tác đào tạo nghề là một trong những giải pháp được đẩy mạnh thực hiện. Toàn tỉnh hiện có 26 cơ sở dạy nghề. Để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được chú trọng. Qua các lớp đào tạo nghề, nhiều lao động đã nắm nghề và có được công việc, thu nhập ổn định, từng bước nâng cao mức sống. Chị Nguyễn Thị Hai - ngụ thị xã La Gi cho biết: “Sau khi được học lớp nghề may tại địa phương, tôi đã được giới thiệu vào làm việc tại Công ty CP May Bình Thuận - Nhà Bè. Trước đây, tôi chỉ làm nông nghiệp, công việc thời vụ, thu nhập không ổn định. Giờ đây, với nghề được học, tôi đã có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc ở đây. Tôi rất yên tâm vì có nghề trong tay, có thu nhập ổn định hàng tháng”. Giống như chị Hai, thời gian qua hàng chục ngàn lao động trên địa bàn đã được tạo điều kiện học nghề và tạo việc làm.
 
5 năm qua, toàn tỉnh có trên 68 ngàn người được đào tạo nghề, đạt  107,19% kế hoạch. Trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn trên 50 ngàn người, đạt 100,67% kế hoạch. Cũng trong 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 120 ngàn lao động, đạt 100% kế hoạch và bằng 103,5% so cùng kỳ giai đoạn 2006  -  2010. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 24 ngàn lao động. Ngành nghề được doanh nghiệp tuyển dụng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực du lịch, sản xuất chế biến. Đơn cử là đào tạo lao động cho Công ty May Bình Thuận - Nhà Bè, Công ty cổ phần May Tuy Phong, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.
 
Đổi mới phương thức đào tạo
 
Giai đoạn 2016 - 2020, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm phục vụ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, tỉnh có kế hoạch tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề. Cùng với đó, tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo hướng hiện đại hóa. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thường xuyên đổi mới phương thức đào tạo. Trong đó tập trung đào tạo nghề cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, thanh niên, dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách người có công, người khuyết tật và đào tạo cho xuất khẩu lao động.
 
Hiện nay, tỉnh đã đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Thuận, sàn giao dịch việc làm và các chi nhánh tại huyện Tuy Phong, La Gi, Đức Linh. Thêm nữa, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động, tránh trường hợp lao động bỏ trốn hoặc về nước trước thời hạn. Tạo công ăn việc làm ổn định và lâu dài cho người lao động tại nơi họ sinh ra, giảm thiểu dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị và giảm sức ép lên các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các trung tâm kinh tế của tỉnh.   
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top