An Giang thúc đẩy chuyển đổi số

Thứ bảy, 12/11/2022 19:39

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số được xem là động lực phát triển của tỉnh An Giang.

chuyen-doi-so-an-giang-3-1-269.jpg

Hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Nghị quyết 01-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Quan điểm của nghị quyết xác định việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong toàn xã hội đóng vai trò quyết định; chuyển đổi số phải hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp (DN), thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

An Giang phấn đấu đến năm 2025, thuộc nhóm 20 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số; phát triển kinh tế số đạt 10% GRDP; tập trung chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm, thế mạnh của tỉnh về nông nghiệp, giáo dục, y tế, du lịch... nâng cao hoạt động hiệu quả quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; nâng cao sức cạnh tranh của DN và đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Phấn đấu đến năm 2030, An Giang thuộc nhóm 15 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số; phấn đấu kinh tế số đạt 20% GRDP.

Theo Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang, để đạt những mục tiêu trên, các cấp ủy Đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, sự tham gia của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

An Giang xây dựng cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng số; phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Tỉnh tập trung xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số; tập trung chuyển đổi số một số ngành, lĩnh vực trọng yếu (du lịch, nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị).

Đầu tư phát triển hạ tầng số

Tái cấu trúc toàn bộ hạ tầng dữ liệu; hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu của tỉnh có năng lực tính toán cao và được kết nối đồng bộ; bảo đảm hệ thống thông tin ổn định. Xây dựng và thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng số đồng bộ, kết nối mạng internet vạn vật (IoT). Xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến, ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu, như: Giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Xây dựng, phát triển Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh của tỉnh (IOC) để thực hiện quản lý, điều hành tập trung, đa nhiệm vụ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đô thị. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích người dân và DN sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao do tỉnh triển khai. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin. Thúc đẩy phát triển DN công nghệ số và DN số trên địa bàn tỉnh…

Tăng cường nghiên cứu, hợp tác phát triển và thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số; cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; khai thác hiệu quả nền tảng và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu của đô thị; thúc đẩy mô hình quản lý thông minh trong vận hành, quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị. Song song đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số; xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao. Chú trọng đào tạo và thu hút chuyên gia, nhân lực công nghệ thông tin, các tập đoàn, DN công nghệ đến tỉnh đầu tư, làm việc.

Xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số

Thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng, phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tập trung xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Để xây dựng chính quyền số, các cơ quan nhà nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tốt các chính sách; cải tiến, thay đổi quy trình tác nghiệp để phục vụ người dân, DN tốt hơn; hướng dẫn người dân và DN triển khai các ứng dụng, nâng cao sự tương tác giữa các cơ quan chính quyền và người dân. Hoàn thiện hệ thống tiếp nhận, xử lý phản hồi, ý kiến ​​của người dân, DN trên nền tảng số. Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, xã thông minh...

Về phát triển kinh tế số, sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số; tăng cường hợp tác quốc tế trong kinh tế số, quảng bá, tạo thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ số của các DN An Giang... Về phát triển xã hội số, sẽ tạo môi trường thuận lợi phát triển hệ sinh thái ứng dụng công nghệ số nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số thiết yếu, thông minh, dễ sử dụng cho người dân; tăng cường khai thác trên không gian mạng các sản phẩm văn hóa, lịch sử đặc trưng, ​​xây dựng văn hóa và con người An Giang nghĩa tình, năng động, sáng tạo. Cùng với đó, tập trung chuyển đổi số một số ngành, lĩnh vực trọng yếu, như: Du lịch, nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị.

Để quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh và đúng hướng, việc triển khai phải thực hiện toàn diện, đồng bộ trong các cơ quan Đảng, nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, DN và người dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tập trung xây dựng chính quyền số hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch, gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng, chống tham nhũng. Một yếu tố rất quan trọng để chuyển đổi số thành công là tiếp tục đầu tư hạ tầng số, các nền tảng số, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, số hóa dữ liệu, tích hợp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu… để phục vụ chính quyền, DN, người dân trong chuyển đổi số.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top