Ấn Độ có dân số thành thị lớn thứ ba trên thế giới và con số này đang ngày một gia tăng. Dự báo, đến năm 2030, gần một nửa dân số Ấn Độ sẽ sống ở các thành phố. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu về cơ sở hạ tầng bền vững đã dẫn đến việc tập trung vào các thành phố thông minh (TPTM). Những sáng kiến này chính phủ Ấn Độ khởi xướng, nhằm mục đích phát triển 100 TPTM trên khắp Ấn Độ.
Quản trị thông minh
Để phát triển TPTM, điều quan trọng là phải có một mô hình quản trị mạnh và hiệu quả nhằm đảm bảo rằng tất cả các kế hoạch về tiện nghi, cơ sở hạ tầng… được thực hiện tốt. Điều này rất quan trọng vì các tiện ích công cộng như nước và năng lượng chỉ có thể được quản lý bền vững nếu có một hệ thống quản trị mạnh mẽ. Nếu không sẽ dễ xảy ra tham nhũng, quản lý yếu kém và các yếu tố kém hiệu quả khác có thể tác động tiêu cực đến các tiện ích công cộng.
Sứ mệnh TPTM đặt trọng tâm vào chính phủ để thay đổi cuộc sống của người dân. Điều này được thực hiện bằng cách giới thiệu các mô hình quản trị mới, chẳng hạn như mô hình "buông bỏ", cho phép các thành phố tự điều chỉnh nhiều hơn trong khi vẫn được tiếp cận với nguồn vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ trung tâm.
Các phương án giao thông bền vững
Giao thông công cộng là một thành phần quan trọng của bất kỳ TPTM nào. Ô nhiễm không khí là một trong những mối quan tâm lớn nhất ở hầu hết các thành phố của Ấn Độ và điều này phần lớn là do số lượng phương tiện được sử dụng hàng ngày rất cao.
Các thành phố của Ấn Độ đang đầu tư vào những cách thức xanh để đi lại như ô tô điện, phương tiện giao thông công cộng và đi xe đạp để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Điều này vô cùng quan trọng vì ước tính có khoảng 3 triệu người Ấn Độ chết mỗi năm do ô nhiễm. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 5 triệu người vào năm 2030.
Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ
Một trong những thách thức lớn nhất ở hầu hết các thành phố của Ấn Độ là cơ sở hạ tầng yếu kém. Điều này khiến mọi người khó tiếp cận với những phúc lợi cơ bản như nước sạch, phương tiện giao thông giá rẻ và nguồn điện đáng tin cậy. Nếu không có cơ sở hạ tầng thích hợp, việc quản lý các tiện ích công cộng trong thành phố sẽ khó khăn hơn dẫn đến một số vấn đề khác.
Ví dụ, việc cơ sở hạ tầng kém có thể ảnh hưởng đến các tiện ích công cộng như khó khăn trong việc cung cấp nước cho người dân khi xảy ra vấn đề với đường ống và không có khả năng sửa chữa đường dây điện khi có sự cố.
Để xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ cho TPTM cần phải đầu tư dài hạn vào phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng. Công nghệ hiện đại có thể giúp các thành phố theo dõi cơ sở hạ tầng của họ dễ dàng hơn, cho phép thời gian phản ứng nhanh hơn khi có vấn đề với cơ sở hạ tầng.
Quản lý nước thông minh
Nước rất quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ thành phố nào. Nước được sử dụng để uống, vệ sinh, và thậm chí cung cấp năng lượng cho hệ thống giao thông.
Trong khi các thành phố của Ấn Độ phải đối mặt với những thách thức về quản lý nước, thì sứ mệnh các TPTM là cải thiện tình hình. Thách thức chính đối với việc quản lý nước ở các thành phố của Ấn Độ liên quan đến cách lấy nguồn nước bởi hầu hết các thành phố đều lấy nước từ các con sông và hồ chứa gần đó. Lượng nước trong tự nhiên luôn có sự biến động theo mùa gây khó khăn trong quản lý và có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của các hệ sinh thái lân cận.
Bảo vệ môi trường thông minh và quản lý chất thải
Để bảo vệ hệ sinh thái trong các thành phố của Ấn Độ cần phải có sự quản lý chất thải bền vững và môi trường thông minh. Điều này có nghĩa là quản lý hàng triệu tấn chất thải được tạo ra bởi các thành phố của Ấn Độ mỗi năm. Mặc dù việc quản lý chất thải ở các thành phố của Ấn Độ vẫn đang được cải thiện thì nó vẫn cần được thực hiện theo cách bền vững hơn.
Môi trường thông minh đòi hỏi sự kết hợp nhiều yếu tố để cung cấp các giải pháp quản lý chất thải lâu dài. Điều này bao gồm giới thiệu các công nghệ mới, quản lý tốt hơn và các chính sách bền vững. Sứ mệnh TPTM bao gồm việc mở rộng việc sử dụng các nhà máy biến chất thải thành năng lượng nhằm giảm lượng chất thải dồn vào các bãi chôn lấp và giúp tạo ra năng lượng.
Sử dụng năng lượng thông minh
Năng lượng là một thành phần thiết yếu của bất kỳ thành phố nào. Từ hệ thống giao thông, lưới điện và thậm chí giúp quản lý chất thải… cũng đều cần tới năng lượng. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất ở các thành phố của Ấn Độ.
Hầu hết các thành phố đều lấy năng lượng từ các nhà máy điện gần đó, điều này dẫn đến năng lượng được sản xuất trong thời gian cao điểm sẽ tăng lên dẫn đến nguy cơ năng lượng được tạo ra nhưng không được sử dụng.
Nhà ở và điều kiện sống thông minh
Đảm bảo mọi người có thể sống ở những nơi dễ đến và sẽ tồn tại lâu dài là một phần quan trọng của bất kỳ TPTM nào. Điều này bao gồm nhà ở, giao thông vận tải và thậm chí cả quản lý chất thải. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vì Ấn Độ hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở. Theo ước tính, Ấn Độ sẽ thiếu khoảng 300 triệu ngôi nhà vào năm 2030.
Nguyên nhân chủ yếu do rất nhiều người Ấn Độ đang chuyển đến các thành phố để tìm kiếm công việc, tìm điều kiện sống tốt hơn nên cần phải có sự đầu tư về nhà ở. Do vậy, việc cung cấp nhà ở cũng cần giá cả phải chăng hơn, chất lượng được cải thiện hơn và đáp ứng được nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Kết luận
Việc Ấn Độ tập trung phát triển các TPTM là một sáng kiến quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở nước này. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều người Ấn Độ sẽ sinh sống ở các thành phố. Điều này đặt ra nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng bền vững giúp quản lý các tiện ích công cộng.
Tuy nhiên, nó cũng đặt ra câu hỏi về khả năng tích hợp và tương tác, nghĩa là phải đảm bảo các hệ thống và công nghệ khác biệt có thể giao tiếp và hoạt động cùng nhau như một hệ thống duy nhất. Điều quan trọng là các công nghệ này phải có khả năng mở rộng và có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi thành phố phát triển với số lượng dân số gia tăng.