5G - Cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số

Thứ tư, 24/02/2021 14:49

Mạng 5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, thay đổi thứ hạng viễn thông, mà còn là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam trong tương lai.

20210224-m03.png

5G (công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ 5) là một trong những xu hướng công nghệ hot nhất thời gian gần đây.

5G (công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ 5) là một trong những xu hướng công nghệ hot nhất thời gian gần đây. Nếu mạng 3G, 4G được sử dụng phổ biến để lướt web, nghe nhạc, xem video, thì mạng 5G sẽ hướng tới để điều khiển các đồ vật trong gia đình có kết nối Internet, hướng tới cuộc sống số trong tương lai.

Chẳng hạn sau khi kết thúc một ngày làm việc, bạn trở về nhà, rèm cửa tự động kéo lên, tivi đã mở sẵn kênh yêu thích... Tất cả chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có cài lệnh điều khiển và một ngôi nhà thông minh có kết nối Internet, các thiết bị trong nhà sẽ tuân theo ý muốn của bạn.

Thế giới và Việt Nam đang trong cuộc đua phát triển thương mại mạng 5G, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng khi ứng dụng vào đời sống.

Việt Nam phát triển mạng 5G

Với những tính năng vượt trội như: mạng băng thông rộng, tốc độ kết nối cao gấp khoảng 40 lần với 4G, độ trễ thấp, đáp ứng nhanh, mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) được kỳ vọng sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số.

Hiện cả 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đều đã triển khai mạng 5G tại hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mang tới những trải nghiệm tốc độ mượt mà hơn cho người dùng.

Tại Việt Nam, mạng 5G cũng đã chính thức được thử nghiệm thương mại từ cuối năm 2020. Hạ tầng 5G là yếu tố thiết yếu để Việt Nam có thể hoàn thành cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia. Việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có thể sản xuất thiết bị 5G.

Thúc đẩy kinh tế số trên hạ tầng mạng 5G

Theo các chuyên gia kinh tế và công nghệ hàng đầu Việt Nam, với việc tiên phong trong lĩnh vực 5G, cơ hội để Việt Nam đột phá trong kỷ nguyên kinh tế kỹ thuật số là rất lớn.

Không chỉ mang đến những trải nghiệm vượt bậc cho người dùng di động, 5G được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tiến tới hình thành các mô hình chính phủ số, kinh tế số. Điều này càng có cơ sở khi Việt Nam đã làm chủ được công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G, điện thoại 5G. Điều mà rất ít quốc gia trên thế giới làm được.

Những cánh tay robot kết nối 5G có thể điều khiển từ xa với độ chính xác gần như tuyệt đối. Một nhà máy thông minh được tự động hóa bằng robot sẽ gia tăng đáng kể hiệu quả sản xuất. Mạng 5G hỗ trợ kết nối hàng tỷ thiết bị khi thế giới bước vào kỷ nguyên Internet vạn vật. Dữ liệu sẽ được lưu trữ và đảm bảo kết nối trên hạ tầng điện toán đám mây, giảm chi phí sử dụng và hỗ trợ chuyển đổi số một cách nhanh chóng.

20210224-m04.png

5G được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tiến tới hình thành các mô hình chính phủ số, kinh tế số.

Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai 5G khi có hạ tầng viễn thông tốt, 95% dân số đã sử dụng mạng 4G, tài nguyên băng tần đã sẵn sàng cho 5G và có sự hỗ trợ chính sách của nhà nước.

Là một trong những hạ tầng quan trọng của thành phố thông mình, mạng 5G sẽ thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến và kéo theo sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ số như: giao thông thông minh, y tế thông minh, trải nghiệm hình ảnh chất lượng cao, ứng dụng thực tế ảo.

"Chính việc chúng ta sản xuất được các thiết bị trạm phủ sóng cho 5G cũng là một trong những thế mạnh giúp các nhà cung cấp dịch vụ tối ưu hóa được đầu tư, hiệu quả các công nghệ khi đưa vào ứng dụng", ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, nhận định.

Hãng Cisco dự báo, tới năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 6,3 triệu thuê bao 5G, giúp các nhà mạng tăng doanh thu thêm khoảng 300 triệu USD/mỗi năm. Viễn cảnh các ngành kinh tế thay đổi mạnh mẽ bởi sự xuất hiện của 5G đã bắt đầu được định hình.

20210224-m05.png

Cisco dự báo, tới năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 6,3 triệu thuê bao 5G.

Để triển khai rộng rãi mạng 5G đòi hỏi sự đầu tư lớn. Dự đoán, trong 5 năm tới, Việt Nam cần đầu tư khoảng 1,5 - 2,5 tỷ USD vào công nghệ này. Mức đầu tư cao đòi hỏi phải hợp lý hóa bài toán kinh tế, tuy nhiên cần xác định rõ rằng mạng 5G sẽ kích thích và tạo lập nên cả một ngành sản xuất thiết bị IOT - kết nối vạn vật. Chính vì vậy nó sẽ tạo ra giá trị và doanh thu lớn hơn nhiều; đồng thời hỗ trợ thực hiện chiến lược Quốc gia về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Hiện nay, các cơ quan chức năng và cả các doanh nghiệp điện tử hay viễn thông lớn của nước ta đều đã sẵn sàng cho cuộc chơi 5G. Phần còn lại phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Vì vậy 5G sẽ không được triển khai ngay trên toàn quốc như các thế hệ công nghệ trước đó, mà chỉ ở một số nơi có nhu cầu về tốc độ cao, mật độ số người sử dụng lớn....

Các khu công nghiệp có nhu cầu thiết kế, vận hành, xây lắp các nhà máy thông minh... cũng là những khu vực có tiềm năng. Vận dụng 5G như thế nào để có thể bắt kịp xu thế và tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp, cho cá nhân phụ thuộc hoàn toàn toàn vào người sử dụng./.

PV
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top