5 nguy cơ mất an toàn thông tin chủ yếu trong thời gian tới

Thứ sáu, 27/11/2020 15:47

Tại Hội thảo và triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng 2020 (Vietnam Security Summit 2020) ngày 10/11/2020 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã nêu lên 5 nguy cơ mất an toàn thông tin chủ yếu nhất trong thời gian tới.

20201127-at-ta11.jpg

Phát biểu chào mừng tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Đăng Lực cho biết, thời gian gần đây, các cuộc tấn công mạng, gián điệp, tội phạm mạng không ngừng gia tăng nhằm đánh cắp dữ liệu, thông tin bí mật nhà nước, phá hoại hệ thống thông tin. Ngày càng nhiều tổ chức tội phạm mạng, tổ chức phản động được thành lập, hoạt động tinh vi, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến trật tự an toàn xã hội, sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia.

Hiện nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đang triển khai giám sát, đảm bảo an toàn thông tin cho 20 mạng công nghệ thông tin trọng yếu của cơ quan Đảng, nhà nước và hệ thống Chính phủ điện tử, trung bình hàng năm phát hiện hàng trăm nghìn tấn công mạng nguy hiểm nhằm vào hệ thống mạng công nghệ thông tin các cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước.
 
Từ đầu năm 2020 đến nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đã ghi nhận hơn 500.000 cảnh báo tấn công mạng với nhiều hình thức tinh vi, trong đó phần lớn liên quan đến tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật và tấn công sử dụng mã độc. Với trách nhiệm của mình, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tích cực, chủ động tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách và phối hợp hiệu quả với các lực lượng chuyên trách để đảm bảo bảo mật, an toàn thông tin cho các mạng công nghệ thông tin trọng yếu phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và các lực lượng vũ trang.
 
Nhận định về vấn đề an toàn, an ninh thông tin trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Đăng Lực cho rằng, tình hình an toàn, an ninh mạng trong thời gian tới dự báo vẫn có nhiều biến động khó lường. Đồng chí cũng đánh giá nguy cơ mất an toàn thông tin trong thời gian tới cũng diễn biến phức tạp, bao gồm 5 nguy cơ chính như sau:
 
(1) Tấn công mạng, đặc biệt là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI);
 
(2) Tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng... với mục tiêu tống tiền, đánh cắp thông tin, dữ liệu của tổ chức, cá nhân;
 
(3) Tấn công vào hạ tầng, thiết bị IoT, đô thị thông minh; đồng thời lợi dụng các hạ tầng, thiết bị này đề thực hiện tấn công mạng;
 
(4) Tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm lấy cắp thông tin bí mật nhà nước;
 
(5) Giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bôi nhọ, nói xấu và phát tán thông tin độc hại trên mạng.
 
Với tình hình an toàn thông tin phức tạp như hiện nay, đã đặt ra nhiều thách thức mới trong việc đảm bảo an toàn thông tin, đặc biệt là đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước. Với vai trò là cơ quan mật mã quốc gia, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ đưa ra những biện pháp công nghệ hữu hiệu để ngăn chặn những âm mưu của tội phạm mạng; đồng thời sẽ tham mưu để Đảng, Nhà nước ban hành những chính sách phù hợp nhằm đảm bảo bảo mật, an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu.
T.U
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top