5 năm thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và xuất khẩu lao

Thứ sáu, 12/07/2013 14:00

Thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 04/02/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và tăng cường xuất khẩu lao động đến năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành gắn với triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

img

Kết quả đạt được 
 
Thực hiện Kế hoạch số 44/KH-BCĐ ngày 13/6/2011 Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg tỉnh về việc tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn năm 2011; UBND tỉnh đã chỉ đạo việc thực hiện công tác tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Qua đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề.
 
Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt thôn, làng, tổ dân phố; thông qua các điều tra viên đi khảo sát điều tra nhu cầu học nghề đến từng hộ gia đình và chương trình tư vấn mùa thi cho thanh niên; lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác như: chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, chương trình việc làm... Các cơ sở dạy nghề tổ chức phổ biến cho giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý biết các chính sách về dạy nghề để tuyển sinh và vận động nhân dân tham gia học nghề; Tổ chức "ngày việc làm", "tư vấn mùa thi", "tư vấn nghề nghiệp"; Đối với các xã vùng sâu, địa bàn chia cắt giao thông đi lại khó khăn đã triển khai hình thức tuyên truyền "miệng" cho đội ngũ cán bộ công chức huyện, xã, thôn trưởng, tổ trưởng dân phố tuyên truyền sâu rộng công tác đào tạo nghề đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Qua đó, có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
 
Đến nay toàn tỉnh có 09 cơ sở dạy nghề, gồm có 01 Trường Trung cấp nghề và 08 Trung tâm dạy nghề, có 177 cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, hàng năm đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề đã được đào tạo bồi dưỡng, nâng cao về nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề.
 
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hầu hết được tổ chức dạy nghề lưu động tại các thôn, xã, cụm xã. Mục đích dạy nghề lưu động để tạo điều kiện cho người dân tham gia học nghề tiết kiệm kinh phí đi lại, đảm bảo thời gian học.Vì vậy quá trình dạy và học được tiến hành thuận lợi và phù hợp với điều kiện địa hình và yêu cầu của người học nghề. Qua đó, tỷ lệ lao động tham gia học nghề và có việc làm mới, bước đầu đã được quan tâm và đạt được kết quả là 10.153 người, góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, lao động nông thôn tận dụng được thời gian nông nhàn để sản xuất, một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, một số hộ dân đã thoát nghèo. Các mô hình dạy nghề thí điểm đã hoàn thành có hiệu quả được nhân dân hưởng ứng phát huy nhân rộng mô hình. Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg tỉnh đã triển khai thực đầy đủ đồng bộ 3 nhóm chính sách gồm: chính sách đối với người học nghề, chính sách đối với giáo viên giảng viên dạy nghề, chính sách đối với cơ sở dạy nghề; triển khai có hiệu quả 5 nhóm giải pháp và 8 hoạt động của Đề án.
 
Công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), trong thời gian, được sự quan tâm của các Bộ ngành, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ); Thông báo công khai về thị trường, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện làm việc, sinh hoạt, quyền lợi, trách nhiệm của người lao động và các khoản phí liên quan; Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong công tác tư vấn chọn nghề và thị trường XKLĐ để người dân có cơ hội lựa chọn, do đó, số lao động tham gia XKLĐ hàng năm cũng có bước chuyển biến rõ rệt: giai đoạn 2008 - 2012: 458 người XKLĐ tại các nước Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, LiBi. Nhìn chung, số lao động đang làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua có độ tin cậy cao; các khoản tài chính được công khai rõ ràng, đúng quy định, người lao động tin tưởng, phấn khởi.
 
Bên cạnh hiệu quả kinh tế, công tác XKLĐ cũng góp phần quan trọng trong việc ổn định trật tự, an toàn, xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội. Mặt khác, bản thân người lao động đi XKLĐ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, khi về nước sẽ bổ sung cho tỉnh một lực lượng lao động có kỹ thuật, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của địa phương.
 
Vẫn còn những khó khăn, bất cập
 
Trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn các cơ sở dạy nghề hầu hết mới được thành lập, thiếu thiết bị dạy nghề để hướng dẫn thực hành, thực nghiệm, kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở dạy nghề mới thành lập còn chậm và thiếu. Đội ngũ giáo viên kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng dạy nghề, kỹ năng sư phạm còn hạn chế; khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học còn ít; chưa tích cực chủ động học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; Chưa có giải pháp, chính sách hỗ trợ đầu ra đối với người lao động học nghề phi nông nghiệp…do đó chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng trong công tác đào tạo nghề.
 
Người học nghề: Trình độ học vấn thấp (chủ yếu là bậc tiểu học), độ tuổi bình quân lớn, chỉ học những nghề đơn giản, dễ học; vừa học nghề vừa phải lao động sản xuất theo mùa vụ, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nghề; người học nghề còn thiếu thông tin về những nghề có thu nhập và những cơ sở sản xuất/dạy nghề có trên địa bàn hoặc vùng lân cận để lựa chọn nghề học.
 
Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động chưa thường xuyên, do đó hiệu quả chưa cao và chưa có sức lan tỏa sâu rộng để nhân dân biết. Do đó, đa số lao động có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động nhưng không đủ nguồn tài chính để tham gia. Người lao động trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là DTTS) còn hạn chế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ... chưa đáp ứng được yêu cầu của bên tiếp nhận. 
 
Giải pháp trong thời gian tới 
 
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp: Tiếp tục quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xuất khẩu lao động. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trước mắt, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần giảm nghèo. Coi trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là khâu đột phá, lâu dài và bền vững, gắn liền với các tổ chức kinh doanh, hợp tác xã…ở nông thôn. Chú trọng đến lao động ở các vùng tái định cư do di dời, giải tỏa, gia đình chính sách, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự...;
 
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền về các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đối với công tác đào tạo nghề và XKLĐ, để mọi người hiểu đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia học nghề và xuất khẩu lao động. Đảm bảo công tác tuyển chọn lao động, thông báo công khai về thị trường lao động, chất lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, chi phí đóng góp của người lao động; các cơ quan chức năng giải quyết từng khâu công việc để người lao động hiểu biết đầy đủ, tự nguyện đăng ký đi lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển chọn, đảm bảo đúng quy định. Tăng cường phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong công tác tư vấn chọn nghề đào tạo và thị trường XKLĐ để người dân có cơ hội lựa chọn.
 
Ba là, tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm lao động - Dạy nghề:Dự kiến đến năm 2015 tỉnh Kon Tum có 1 Trường Cao đẳng nghề và 2 Trường Trung cấp nghề, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để đáp ứng được năng lực hoạt động, đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Đảm bảo 100% các huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách về dạy nghề và xuất khẩu lao động.
 
Bốn là,tăng cường công tác đào tạo nghề  cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để đảm bảo việc làm cho lao động sau đào tạo; quan tâm giải quyết nhu cầu vay vốn của người lao động sau học nghề; Phối hợp với BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh trong công tác đào tạo, định hướng nghề cho số quân nhân hết hạn nghĩa vụ quân sự trở về địa phương có nhu cầu tham gia đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.
 
Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các địa phương với các doanh nghiệp tuyển lao động xuất khẩu: Đối với lao động ở xã, phường, thị trấn phải thông qua chính quyền cơ sở để chọn lựa, giới thiệu, ưu tiên những người thuộc diện chính sách, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên xung phong, công nhân trong các doanh nghiệp do sắp xếp lại doanh nghiệp, lao động đã qua đào tạo ở các cơ sở dạy nghề... Đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong quá trình tuyển chọn lao động.
 
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách về dạy nghề và xuất khẩu lao động cho phù hợp với thực tiễn; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn công tác dạy nghề và xuất khẩu lao động cho cán bộ các cấp.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top