Mong muốn Tổng Bí thư quan tâm ở mức cao nhất công tác cán bộ

Chủ nhật, 31/10/2021 12:17

Ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia Nga trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á-Âu đã có cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Báo Quân đội nhân dân với rất nhiều cảm nhận, đánh giá sâu sắc về bài viết mới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”. Báo Quân đội nhân dân xin lược ghi nội dung trả lời phỏng vấn, bản toàn văn xin xem trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử.

01-18.jpg

Ảnh minh họa: TTXVN.

Trước hết, tôi đánh giá cao tính nền tảng trong bài viết của GS, TS Nguyễn Phú Trọng. Bởi lẽ, nếu không hiểu về mặt lý luận của giai đoạn tiếp tục xây dựng CNXH hiện nay ở Việt Nam thì rất khó để tiến lên phía trước. Chính tính chất xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nền kinh tế nhà nước sẽ cho phép giải quyết mọi vấn đề hiện nay. Với tư cách là một chuyên gia, tôi muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa của khái niệm “dân chủ” trong nền tư tưởng của Việt Nam. Khái niệm này ở đây được đưa vào với một nghĩa hoàn toàn khác, bởi nó phải được hiểu là dân chủ thực sự, dân chủ nhân dân, mà không được để trong dấu ngoặc kép. Nó khác với cái gọi là “dân chủ” theo kiểu phương Tây, nơi mà tự do được rao giảng chỉ qua lời nói.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính người Nga và người dân các nước hậu Xô viết đã hiểu ra vấn đề này trên thực tế một cách sâu sắc nhất. Và bây giờ, họ theo dõi rất sát sao sự phát triển không ngừng của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, với mong muốn Việt Nam sẽ thành công. Tôi cũng đánh giá cao kinh nghiệm to lớn của nhân dân Việt Nam, thậm chí là kinh nghiệm đầy gian khổ của một dân tộc từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Điều này đã giúp cho Việt Nam tiếp tục khẳng định mình trên con đường tiến lên XHCN. Chính vì vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: “Nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh...”.

Qua bài viết chúng tôi rất cảm ơn đồng chí Nguyễn Phú Trọng, cảm ơn Đảng Cộng sản Việt Nam vì không những không quên tên tuổi Lênin, mà còn phát triển, vận dụng học thuyết của Lênin vào thực tiễn hôm nay và tương lai. Đáng tiếc là, chính tại nước Nga có lúc người ta ít khi nói đến Lênin, nếu không muốn nói là cố tình lãng quên. Tại Việt Nam, lý luận phát triển này có liên quan đến Hồ Chí Minh, Người đã vận dụng kết hợp kinh nghiệm của nước Nga xa xôi với kinh nghiệm của Việt Nam quê hương mình.

Tư tưởng của Lênin và Hồ Chí Minh không chỉ phù hợp với thực tiễn giai đoạn hiện nay, mà còn cho thấy làm thế nào để vượt qua mọi khó khăn trong lĩnh vực kinh tế-chính trị và xã hội. Nên nhớ rằng, tham nhũng là “cột đỡ” chính của bất kỳ một nhà nước nào đi ngược lại xã hội, bất kỳ một nhà nước phi xã hội chủ nghĩa nào. Vì vậy, loại trừ tham nhũng mà không có công cụ xã hội và XHCN là không thể. Về vấn đề này, tôi xin nhắc lại rằng, ở Liên Xô từng tồn tại nạn nhận hối lộ, còn các vụ tham nhũng lại xảy ra theo quy mô rất lớn, khi người ta đem ra mua bán toàn bộ các ngành kinh tế. Không thể đánh bại tham nhũng, khi trong tay không có công cụ đủ mạnh như công cụ XHCN.

hoinghilanthu4-1635560367453.jpg

Ảnh minh họa

Có thể nói rằng, Liên Xô sụp đổ không phải vì không có học thuyết tư tưởng cần thiết, mà ngược lại học thuyết của Liên Xô từng là tốt nhất thế giới. Quốc gia này đã sụp đổ do yếu tố con người, khi ở chức vụ lãnh đạo cao cấp nhất xuất hiện một con người cơ hội, không phù hợp với nhiệm vụ của thời cuộc và cũng không thể giải quyết những thách thức đặt ra cho đất nước. Nếu không thì, Liên Xô bây giờ đã vượt xa nhiều nước. Cho nên, tôi mong Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Nguyễn Phú Trọng quan tâm hơn nữa, quan tâm ở mức cao nhất đến công tác cán bộ. Chính đội ngũ cán bộ hôm nay có thể hoặc dẫn dắt đất nước đi xa hơn, hoặc có thể gây cản trở sự phát triển của đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức đúng đắn. Cần nhớ lại những năm cuối cùng Liên Xô tồn tại. Khi đó, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô không tạo ra được một tư tưởng và lý luận cơ bản nào, tức là trên thực tế, họ không trả lời được câu hỏi đất nước sẽ tiếp tục đi đâu. Có lẽ, vì lý do đó mà một đất nước rộng lớn cuối cùng đã phải chấm dứt sự tồn tại của mình. Vì vậy, việc Đảng Cộng sản Việt Nam không những dựa vào các nhà kinh điển của CNXH, mà còn tiếp tục phát triển lý luận là rất đúng đắn. Nhà nước không chỉ tồn tại, mà còn phải biết gia nhập kỷ nguyên mới của công nghệ. Với những tiếp cận chắc chắn như vậy, Việt Nam nhất định sẽ có vị trí xứng đáng trên thế giới trong tương lai mà sẽ còn trở thành mô hình cho nhiều nước khác học theo.

35 năm Việt Nam đổi mới-đó là một thời gian dài. Hơn nữa, thế giới đã trải qua 3 thập kỷ không còn sự tồn tại của Liên Xô. Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã chứng minh được tính “độc nhất vô nhị” của mình, đã chấm dứt ý nghĩ cho rằng, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tồn tại được là nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô. Chính sách đổi mới từ năm 1986 đã mang lại kết quả hết sức tốt đẹp, khác với chính sách “cải tổ” của Mikhail Gorbachev dẫn tới sự sụp đổ của Nhà nước Xô viết.

Giờ đây tôi mong muốn Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam tiếp tục gặt hái thành công hơn nữa trên con đường bước vào kỷ nguyên mới của thế giới, dưới ngọn cờ kiên định XHCN. Việt Nam đang có một tương lai rộng mở, hạnh phúc và vô cùng tuyệt vời!

Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á-Âu Grigory Trofimchuk (Liên bang Nga)

 

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top