Hậu Giang: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số

Thứ sáu, 05/11/2021 10:17

Ngày 03/11/2021, Sở TTTT phối hợp với Cục Tin học hóa (Bộ TTTT) khai giảng lớp bồi dưỡng “Các chuyên đề về Chính quyền điện tử, chuyển đổi số năm 2021” theo hình thức trực tuyến.

Dự và chỉ đạo tại điểm cầu Sở TTTT có ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Sở. Tại điểm cầu Cục Tin học hóa có ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Tin học hóa và ông Đặng Tùng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Chính phủ điện tử (Cục Tin học hóa) và hơn 100 học viên tham dự khóa học là lãnh đạo các Sở ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã.

20211106-m10.jpg

Ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Sở TTTT (ảnh giữa màn hình) phát biểu khai giảng lớp bồi dưỡng trực tuyến

Chuyển đổi số: hiện trạng và định hướng

Sau 10 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang, Hậu Giang đã đạt nhiều kết quả tích cực ở cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Việc họp trực tuyến đã trở thành thói quen, không thể thiếu trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Toàn bộ văn bản giữa các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến xã được trao đổi trên môi trường mạng, bao gồm cả chứng từ kế toán, tài chính. Học trực tuyến trở thành hoạt động bình thường mới của học sinh trên địa bàn tỉnh trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp. Cùng với đó, hoạt động phản ánh hiện trường, trao đổi giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân ngày càng trở nên hiệu quả. Đến cuối năm 2021, Hậu Giang có 1.260 dịch vụ công mức độ 4 được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công tỉnh, phấn đấu tỷ lệ nộp và xử lý hồ sơ trực tuyến đạt 50%.

Phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng, ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Sở TTTT cho biết: Chuyển đổi số là chủ đề mới, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây, là xu thế tất yếu trên toàn thế giới, cũng như tại Việt Nam. Để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trước hết là để trả lời được các câu hỏi đặt ra như: chuyển đổi số là gì, thực hiện chuyển đổi số như thế nào, bắt đầu từ đâu, làm gì để chuyển đổi số có hiệu quả, nguồn lực đầu tư cho chuyển đổi số như thế nào… là hết sức quan trọng. Khóa đào tạo bồi dưỡng ngày hôm nay sẽ giúp các học viên trang bị những kiến thức cơ bản, nâng cao nhận thức, kỹ năng, hiểu rõ hơn về công việc mình cần thực hiện để chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị mình.

Sau phần khai mạc, các học viên được nghe ông Đỗ Công Anh, Cục Trưởng Cục Tin học hóa trình bày tổng quan về chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, được minh họa bằng các ví dụ cụ thể quá trình thực hiện chuyển đổi số tại các địa phương, qua đó giúp học viên hiểu rõ chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể, toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số.

Chuyển đổi số bắt đầu từ những đột phá công nghệ số, nhưng chuyển đổi số không phải chỉ là công nghệ số, mà quan trọng hơn, chuyển đổi số là chấp nhận cái mới. Do đó, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về tư duy, nhận thức, thể chế, chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ.

20211106-m11.jpg

Ông Đỗ Công Anh, Cục Trưởng Cục Tin học hóa (góc trên bên phải) trình bày các nội dung tổng quan về chuyển đổi số

Xây dựng Chính phủ số, phát triển đô thị thông minh

Trao đổi tại lớp bồi dưỡng, ông Đặng Tùng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Chính phủ điện tử, đã chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng Chính quyền điện tử để hướng tới phát triển Chính quyền số trong giai đoạn hiện nay thông qua các chuyên đề: Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của thời đại; nền tảng công nghệ cho phát triển chính phủ điện tử, chuyển đổi số; xây dựng đô thị thông minh.

Chính quyền điện tử bước đầu đã làm thay đổi cách thức làm việc của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh từ phương thức thủ công sang môi trường điện tử. Vì vậy, các nhiệm vụ được giải quyết nhanh chóng, chính xác, đồng bộ hơn. Hoạt động của cơ quan nhà nước được công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhân dân theo dõi, giám sát. Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức có thêm nhiều cơ hội thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính. Chi phí về thời gian, công sức, của cải vật chất cho cả cơ quan nhà nước lẫn tổ chức, người dân được tiết kiệm đáng kể. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát thì Chính quyền điện tử đã hỗ trợ quan trọng để không làm gián đoạn các hoạt động chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành; đồng thời hạn chế việc lây lan dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

20211106-m12.jpg

Ông Đặng Tùng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Chính phủ điện tử (góc trên bên phải) trình bày về kinh nghiệm xây dựng Chính quyền điện tử 

Chương trình bồi dưỡng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số năm 2021, diễn ra từ ngày 03/11 đến hết ngày 05/11/2021, là một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng để Hậu Giang hoàn thành mục tiêu về chuyển đổi số đã nêu trong Nghị số 02-NQ/TU ngày 02/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, là“Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của các cơ quan, đơn vị và địa phương, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành địa phương phát triển khá trong khu vực Tây Nam Bộ”.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top