Cần làm rõ nội hàm “Đại học số”
Thứ trưởng cũng lưu ý, mô hình Đại học số trên thế giới hiện nay vẫn còn là khái niệm mới mẻ, đang trong quá trình tìm kiếm, thử nghiệm. Do đó, Học viện hãy mạnh dạn là trường đi tiên phong, nếu cần có thể học hỏi kinh nghiệm từ một số nước châu Á như Hàn Quốc, Singapore.
Tiến tới Đại học số với tinh thần Make in Việt Nam
Chỉ có thể triển khai chuyển đổi số, tiến tới Đại học số nếu Học viện đưa toàn bộ hoặc phần lớn nội dung giảng dạy lên các nền tảng số. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ số Việt đang thiết kế, triển khai nhiều nền tảng số Make in Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực. Vấn đề đặt ra cho Học viện là lựa chọn nền tảng và doanh nghiệp nào cùng đồng hành với mình trong chuyến đi tới “Đại học số” trong đó tập trung vào công nghệ mở, chuẩn mở, dữ liệu mở, văn hóa mở.
Toàn cảnh buổi làm việc
Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết thêm, trong trường hợp không nền tảng số nào của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật cao của Học viện đặt ra thì hãy xem xét đến khả năng lựa chọn những nền tảng, công nghệ tốt nhất, mới nhất của nước ngoài đang sử dụng. Có như vậy, ta mới tiến cùng thế giới.
Chuyển đổi số phải mang lại những kết quả “đột phá”
Chuyển đổi số nghĩa là thay đổi mô hình, phương thức vận hành trong đó thay đổi tư duy, cách làm và sử dụng mạnh mẽ công nghệ số đóng vai trò quan trọng. Các mục tiêu trong Kế hoạch chuyển đổi số của Học viện thay vì phải đạt được trong năm 2025 sẽ phải trở thành hiện thực trong năm 2021, Thứ trưởng chỉ đạo.