Toàn cảnh báo chí năm 2017: Theo sát các sự kiện lớn của đất nước

Thứ ba, 26/12/2017 09:52

Ngày 26/12/2017, tại TP.HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng dự và chỉ đạo Hội nghị.
 
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh đồng chủ trì hội nghị.
 
Hội nghị còn có sự tham dự của hơn 650 đại biểu.
 
20171226-m1.jpg
 
Hội nghị nhằm đánh giá công tác báo chí năm 2017, phân tích ưu điểm, thành tích, hạn chế và thiếu sót. Tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan, khách quan đồng thời dự báo tình hình, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp cho công tác báo chí năm 2018.
 
Đánh giá tình hình hoạt động báo chí năm 2017, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết: Các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.
 
Báo chí cũng đã tuyên truyền đậm nét các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đặc biệt báo chí đã tuyên truyền hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
 
20171226-m2.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo
 
Báo chí năm 2017 cũng đã đưa tin sát những sự kiện lớn của đất nước như Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ASEAN, Hội nghị lãnh đạo cao cấp của 21 nền kinh tế APEC và các hoạt động trong năm APEC 2017, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Hoa Kỳ… Thông tin đầy đủ, đúng định hướng về những vấn đề có tính chất phức tạp như hỗ trợ đền bù thiệt hại sự cố môi trường biển miền Trung, tình hình an ninh trật tự tại Hà Tĩnh, Nghệ An…
 
Tuy nhiên, năm 2017, báo chí vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế. Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo chỉ ra 10 vấn đề chủ yếu như: Thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích, không đúng đối tượng phục vụ đã được quy định trong giấy phép. Nhiều báo, tạp chí điện tử phát tán các thông tin tiêu cực, thông tin một chiều gây bức xúc dư luận.
 
Một số báo đưa tin không đúng sự thật, thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước; Đăng tải quá nhiều thông tin về mặt trái của xã hội; Quy trình biên tập chưa chặt chẽ, quy định tác nghiệp chưa được đề cao, chưa kiểm duyệt được các comment dẫn tới những bình luận sai sự thực, xuyên tạc, bôi nhọ một số cá nhân, tổ chức; Vẫn còn tình trạng vi phạm luật sở hữu trí tuệ, bản quyền trong lĩnh vực báo chí.
 
Tình trạng các trang tin điện tử tự làm tin, lấy tin bài từ các báo khác mà không xin phép, không dẫn nguồn, gây bất bình đối với các báo tự sản xuất tin bài.
 
Tình trạng "đánh hội đồng", kết án vụ việc, hiện tượng mà không cần xem xét tới quy định của pháp luật; Tình trạng “suy đoán có tội” phát triển trong báo chí gây thiệt hại lớn đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, gây sụt giảm lòng tin của công chúng vào báo chí.
 
Hoạt động của các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại các địa phương không đúng chức năng, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Nhiều phóng viên thường trú gây áp lực cho doanh nghiệp, tạo thành “liên minh báo chí”, tổ chức làm việc theo nhóm lấy danh nghĩa tác nghiệp để nhũng nhiễu, yêu sách, vòi vĩnh doanh nghiệp, ép ký hợp đồng quảng cáo…
 
Ngoài ra, còn tình trạng “báo hóa” các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử, cố tình mập mờ giữa trang tin điện tử tổng hợp – báo điện tử - tạp chí điện tử bằng các từ ngữ gây hiểu nhầm như News, Tin tức…
 
Nhận định về những tồn tại, hạn chế này, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, đó là do công tác tổ chức quản lý và cung cấp thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương còn thiếu chủ động, chưa kịp thời.
 
Một số cơ quan chủ quản còn chưa thực hiện hết vai trò, trách nhiệm, thiếu sâu sát trong giám sát quản lý dẫn tới nhiều sai sót.
 
Các cơ quan chức năng chưa kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội hoặc chưa có phương thức xử lý thông tin thỏa đáng tạo nên “điểm nóng” trên báo chí.
 
Ngoài ra, các cơ quan báo chí chưa cập nhật công nghệ, phương thức làm báo hiện đại trong khi mạng xã hội nước ngoài có bước phát triển về khoa học, ứng dụng công nghệ.
 
Về nguyên nhân chủ quan, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo chỉ rõ, ý thức chấp hành kỷ luật về thông tin của một số cơ quan báo chí chưa nghiêm, đặc biệt có trường hợp tìm lý do thoái thác, bao biện, không thực hiện theo chỉ đạo và định hướng thông tin.
 
Một số cơ quan báo chí chưa thực hiện hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định thông tin sai lệch và không chính xác. Nhiều cơ quan báo chí thực hiện hoạt động liên kết nhưng chưa quản lý tốt nội dung, coi nhẹ định hướng, giáo dục, vi phạm các quy định của pháp luật.
 
Một số cơ quan báo chí chưa chưa quản lý chặt chẽ văn phòng đại diện, phóng viên thường trú…
 
Về báo chí in, hiện cả nước có 849 cơ quan báo, tạp chí in. Trong đó có 185 báo (trung ương: 86, địa phương: 99), 664 tạp chí (trung ương: 530, địa phương: 134) Về báo chí điện tử, cả nước có 195 cơ quan báo chí điện tử đã được cấp phép, trong đó có 171 cơ quan báo, đài, tạp chí thực hiện loại hình báo chí điện tử.
 
Hiện có 176 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình để khai thác thế mạnh của loại hình thông tin hiện đại này, đáp ứng nhu cầu thông tin trong tình hình mới, nhất là khi thông tin trên mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng đến xã hội.
 
Về phát thanh, truyền hình: Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình với tổng số kênh phát hành, truyền hình trong cả nước được cấp phép là 281 kênh.
 
Năm 2017 cả nước có 33 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, với khoảng hơn 13 triệu thuê bao (tăng gần 1 triệu thuê bao so với năm 2016) và tổng doanh thu năm 2017 ước đạt gần 8.000 tỷ đồng.
 
Lê Hiền
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top