Thanh Hóa: Xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước năm 2016

Thứ tư, 10/05/2017 13:46

Ngày 27/4/2017 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1379/QĐ-UBND về việc xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thanh Hóa năm 2016.

Tham gia đánh giá, xếp hạng có 20 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 27 UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc đánh giá, xếp hạng đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh được đánh giá dựa trên 6 tiêu chí chính bao gồm: Hạ tầng kỹ thuật CNTT; ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan; ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp; công tác đảm bảo an toàn thông tin; nhân lực CNTT; cơ chế chính sách CNTT. Đối với UBND cấp huyện, thị xã, thành phố: Ngoài việc thực hiện theo 6 tiêu chí đánh giá như đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh thì còn thực hiện đánh giá tiêu chí về ứng dụng CNTT tại các xã, phường, thị trấn trực thuộc.
 
Theo kết quả, trong số 20 sở, ban, ngành cấp tỉnh có 17 đơn vị đạt mức Khá (chiếm 85 %), đứng đầu là Văn phòng UBND tỉnh; đơn vị đạt mức Trung bình có 3 đơn vị (chiếm 15 %); Không có đơn vị đạt mức tốt hoặc yếu.
 
Trong năm 2016, mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa có nhiều chuyển biến hơn so với năm 2015, một số đánh giá như sau:
 
-  Về hạ tầng kỹ thuật CNTT: Các cơ quan đã tiếp tục quan tâm đầu tư máy tính phục vụ công việc chuyên môn, cụ thể: tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức tăng so với năm 2015 là 0,59%, tuy nhiên hầu hết các cơ quan chưa quan tâm bố trí riêng máy tính không kết nối Internet để soạn thảo các văn bản mật của cơ quan. Các cơ quan cũng đã quan tâm hơn về công tác áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng CNTT của cơ quan (sao lưu dự phòng, đặt mật khẩu mạng không dây…).
 
-  Về ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ cơ quan: Ứng dụng TDOffice, ứng dụng chữ ký số và thư điện tử công vụ là các ứng dụng thiết thực và là công cụ hữu hiệu nhất để các cơ quan  phục vụ công tác chỉ đạo, điều công việc và trao đổi với các cơ quan, đơn vị khác, do đó 47/47 cơ quan đã được sử dụng thường xuyên trong công việc.
 
 Về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và Doanh nghiệp: 47/47 cơ quan đã ứng dụng tin học hóa việc tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính công tại bộ phận một cửa và cung cấp thông tin lên trang thông tin điện tử của cơ quan, tuy nhiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính công tại bộ phận một cửa cũng chỉ mới áp dụng các phần mềm tin học văn phòng để phục vụ, mới có 26/47 cơ quan được đầu tư hệ thống “một cửa điện tử”; dịch vụ công của các cơ quan cung cấp còn chưa được tập trung, chưa đầy đủ; các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên cung cấp cho người dân và doanh nghiệp còn chưa nhiều, chậm triển khai.
 
 Về công tác đảm bảo ATTT mạng: 95% cơ quan đã cử cán bộ chuyên trách CNTT tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về ATTT do Sở TT&TT tổ chức trong năm 2016; 90% cơ quan đã tổ chức đánh giá, kiểm tra ATTT định kỳ hàng năm cho hệ thống CNTT theo các hướng dẫn của Sở TT&TT, tuy nhiên rất ít cơ quan quan tâm đầu tư các thiết bị bảo mật chuyên dụng (tường lửa, IPS…) để đảm bảo cho hệ thống mạng CNTT của cơ quan.
 
- Về nhân lực cho ứng dụng CNTT: tỷ lệ cán bộ, công chức đã qua đào tạo đáp ứng khả năng ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao; hằng năm Sở TT&TT cũng đã tổ chức nhiều chương tình tập huấn cho cán bộ công chức, đặc biệt là cho đối tượng cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan nhằm đáp ứng và phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan, tuy nhiên đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại nhiều cơ quan đang còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc, không đồng đều về năng lực chuyên môn.
 
- Về cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT: 100% các cơ quan nhà nước có xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm; 70% cơ quan có quy chế, quy định về hoạt động ứng dụng CNTT; 100% cơ quan có bố trí kinh phí chi cho CNTT; tuy nhiên số cơ quan vận dụng các quy định để áp dụng cơ chế, chế độ đãi ngộ cho cán bộ chuyên trách CNTT còn tương đối ít
 
- Về ứng dụng CNTT tại UBND cấp xã (đối với UBND cấp huyện): 43% cán bộ, công chức cấp xã được trang bị máy tính; 70 % UBND cấp xã có mạng máy tính nội bộ (LAN); 20.79% UBND cấp xã có bộ phận một cửa ứng dụng CNTT và phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; 3% UBND cấp xã trang thông tin điện tử.
 
Với kết quả xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thanh Hóa năm 2016 được công bố là cơ sở để các cơ quan nắm được thực trạng, vị trí xếp hạng về mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan mình, từ đó có kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại các cơ quan góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành và cải cách thủ tục hành chính, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử./.
Phòng quản lý CNTT - Sở TT&TT Thanh Hóa
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top