Thêm kênh đánh giá việc xây dựng và thi hành pháp luật các Bộ, ngành

Thứ năm, 09/09/2010 15:58

Ngày 8/9, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố “Báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật của các Bộ liên quan tới doanh nghiệp (LDEA) giai đoạn 2005- 2009”.

img

Trong hoạt động này, doanh nghiệp là đơn vị thực hiện việc đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật của 14 Bộ, ngành liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Kết quả đánh giá được thực hiện thông qua 124 Hiệp hội Doanh nghiệp đại diện cho 77.000 doanh nghiệp trên toàn quốc.

Theo Báo cáo LDEA, kết quả khảo sát về chỉ tiêu xây dựng pháp luật, đa số các Bộ được đánh giá khá tốt về  “tính minh bạch”; “tính phù hợp” đạt từ thấp đến khá; “tính thống nhất” đa số được đánh giá loại trung bình còn “tính ổn định” đạt mức thấp nhất. Tương tự, “hoạt động lấy ý kiến xây dựng pháp luật” của các Bộ hiện nay là tương đối tốt, cụ thể là mức độ công khai lấy ý kiến xây dựng pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, có Bộ ngành vẫn còn lấy ý kiến mang tính hình thức, mức độ cầu thị chưa cao; ở một số  Bộ, việc lắng nghe, chấp thuận các ý kiến của các nhà tư vấn, khoa học vẫn còn nhiều hạn chế.

Về đánh giá hoạt động thi hành pháp luật (gồm các chỉ tiêu về tiếp cận thông tin pháp luật, mức độ hài lòng về các kế hoạch phát triển cấp ngành, hoạt động cấp phép, thủ tục hành chính…) thì chỉ tiêu “tiếp cận thông tin pháp luật” bị xếp loại thấp nhất. Từ đó, một vấn đề được đặt ra là việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân và doanh nghiệp thực thi còn hạn chế.

Hoạt động “giải quyết vướng mắc doanh nghiệp” của đa số các Bộ cũng được đánh giá ở mức trung bình đến thấp. Vấn đề quản lý đất đai ở nước ta cũng không được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về tính minh bạch, nhất là về cơ chế quản lý.

Về tổng thể, những Bộ thuộc nhóm "khá" trong khảo sát của LDEA là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi nhóm “tương đối thấp” là Bộ Xây dựng, Bộ Y tế.

Nêu ý kiến về cách đánh giá này, một số đơn vị như Bộ Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh cho rằng, đánh giá cao hay thấp cũng chỉ tương đối vì có thể những Bộ ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế hoặc liên quan tổng hợp đến các doanh nghiệp thì được đánh giá cao hơn so với các Bộ chuyên ngành ...

Theo ông Phạm Tuấn Khải, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Văn phòng Chính phủ cho rằng cách đánh giá nói trên là một ý tưởng rất mới mẻ và cần thiết, tạo ra tiền đề tốt để các nhà hoạch định chính sách phải xem xét lại chính mình. Điểm số đánh giá cao hay thấp là kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp với các Bộ ngành trong việc cải tiến mạnh mẽ hơn nữa chất lượng xây dựng và thi hành pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp.

Còn GS.TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, UBTV Quốc hội cho rằng, hoạt động đánh giá này sẽ góp phần thực hiện Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 .

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top