Đắk Nông đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thứ bảy, 17/12/2022 11:05

Thương mại điện tử giờ đây giờ đây đã trở kênh bán nông sản quan trọng của nhiều bà con nông dân ở Đắk Nông. Kết quả giao dịch khả quan trên các sàn thương mại điện tử hứa hẹn thúc đẩy việc chuyển đổi số trong nông nghiệp của địa phương.

hu16_1.jpg

Trên tay cầm chiếc điện thoại thông minh, chỉ vài thao tác đơn giản như chụp ảnh, viết tóm tắt sản phẩm, nguồn gốc, giá cả, chương trình khuyến mại, ông Đồng Xuân Liền, giám đốc Hợp tác xã Nam Bình, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã đưa được sản phẩm hạt tiêu đen của mình lên hệ thống sàn thương mại điện tử Postmart.

6 tháng trước Hội nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh đã phối hợp tổ chức một đợt tập huấn cho các hợp tác xã để đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Chỉ một thời gian ngắn, việc đưa sản phẩm của hợp tác xã lên trang bán hàng Oline đã rất thuận lợi:

Ông Liền cho biết, Qua buổi tập huấn về, tìm hiểu trong tập hồ sơ tập huấn, đồng thời, nhờ con cháu hướng dẫn, lần đầu tiên đưa được sản phẩm của hợp tác xã lên sàn thương mại điện tử tôi rất phấn khởi. Sau một thời gian ngắn đã có đơn, tuy chưa được nhiều nhưng đã chốt được đơn hàng cho hợp tác xã, đây là điều phấn khởi nhất.

Từ khi chuyển đổi sang kênh bán hàng điện tử, bà Nguyễn Thị Ngọc Sen ở phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa không còn phải chạy đôn chạy đáo bán dưa lưới như trước. Bà cho biết, trước đây, sản phẩm dưa lưới làm ra chủ yếu bỏ mối cho những cửa hàng hoặc trực tiếp cho các khách quen.

Từ khi tham gia sàn thương mại điện tử, gia đình bà chỉ việc thu hái, đóng gói cẩn thận sẽ có nhân viên Bưu điện tới nhận, vận chuyển giao cho khách hàng. Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu về công nghệ, bà sen vui mừng khi những sản phẩm mình làm ra đã lên sàn thành công, có cơ hội tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng hơn.

Bà Sen chia sẻ, được Hội Nông dân tỉnh mời đi dự hội thảo xong rồi được biết đưa sản phẩm như dưa lưới sàn thương mại điện tử Postmart Đắk Nông, tôi rất vui vì kết nối được sản phẩm của mình ra được ngoài tỉnh để sản phẩm của mình ngày một tăng lên. Bây giờ một chu kỳ bán được 1,5 tấn nhưng mong sau này thì một chu kỳ phải được 4-5 tấn.

Là một trong những đơn vị có trách nhiệm thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, Hội nông dân tỉnh Đắk Nông đã phối hợp Bưu điện tỉnh tổ chức các khóa tập huấn cho nông dân cách đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart.

Ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đắk Nông cho biết, nông dân và các hợp tác xã, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về việc tiếp cận công nghệ thông tin, thủ tục chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trước khi đưa lên sàn thương mại điện tử. Do đó, việc hỗ trợ nông dân và các hợp tác xã thời điểm này là rất cần thiết. 

Trước tiên tất cả những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận OCOP thì phải được đưa lên sàn, được đánh giá chất lượng và có sản lượng lớn, có vị trí trong nền kinh tế. Dần dần sẽ đưa tất cả các sản phẩm lên sàn thương mại để giao dịch, mua bán, trao đổi một cách công khai, minh bạch, dễ thu gom, dễ cung ứng.

Với sự phối hợp tích cực của các sở ngành, đơn vị liên quan, đến nay, đã có 107 lượt sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia thương mại điện tử bước đầu có chuyển biến tích cực. Tỉnh Đắk Nông đang tăng cường các giải pháp để kênh bán hàng này ngày càng hiệu quả và an toàn.

Theo ông Phạm Tuấn Anh, giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Nông, trước hết để sản phẩm mang tính đồng bộ về chất lượng, đảm bảo về sản lượng, số lượng, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chúng tôi đẩy mạnh các giải pháp thông qua hợp tác xã. Chính hợp tác xã sẽ liên kết các hộ nông dân, các sản phẩm để tạo được số lượng lớn và đứng ra tổ chức cho bà con nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, chúng tôi sẽ kết nối với các doanh nghiệp, các trang thương mại điện tử để làm sao có chính sách hỗ trợ, ưu đãi, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con nông dân khi đưa lên sàn thương mại điện tử.

Lên sàn thương mại điện tử, nông sản của nông dân Đắk Nông có cơ hội minh bạch thông tin sản phẩm, quảng bá, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, nhưng phải nhiều hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Chính những điều này đòi hỏi người nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất, chú trọng đến các yếu tố an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo quản và chế biến sau thu hoạch tốt hơn. Có như vậy, việc lên sàn thương mại điện tử mới thực sự mang lại hiệu quả, để nông dân tự tạo cơ hội cho chính sản phẩm của mình.

Nguồn: www.vnpost.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top