Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ: 20 năm xây dựng và phát triển

Thứ tư, 27/11/2024 13:11

Ngày 24/12/2004, Sở Bưu chính, Viễn thông Phú Thọ - nay là Sở Thông tin và Truyền thông được thành lập. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Sở Thông tin và Truyền thông đã có bước trưởng thành lớn mạnh, khẳng định rõ nét vai trò tham mưu, quản lý nhà nước, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của tỉnh trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ: 20 năm xây dựng và phát triển - Ảnh 1.

Đồng chí Nguyễn Minh Tường - TUV, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm và làm việc với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - ngày 19/1/2024

Sở Bưu chính, Viễn thông Phú Thọ là một trong những Sở Bưu chính, Viễn thông đầu tiên trên cả nước được thành lập. Năm 2008, Sở đổi tên thành Sở Thông tin và Truyền thông. Sau nhiều lần bổ sung thêm các nhiệm vụ để đáp ứng với sự phát triển và yêu cầu thực tiễn, đến nay Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Báo chí; xuất bản, in, phát hành; phát thanh, truyền hình; thông tin điện tử; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử, chuyển đổi số.

Với chức năng, nhiệm vụ trên, Thông tin và Truyền thông được xác định là Sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; vừa là công tác tư tưởng, văn hóa, an ninh an toàn xã hội, đồng thời là ngành kỹ thuật, công nghệ cao. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Sở có nhiệm vụ quan trọng là tham mưu, dẫn dắt chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Thông tin và Truyền thông trở thành một trong những ngành động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Giữ vững phương châm "phát triển đi đôi với quản lý tốt", Sở đã chủ động, tích cực tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các đề án, quy hoạch, chương trình, kế hoạch của ngành. Đồng thời, tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm gắn với cơ sở để tổ chức thực hiện. Từ đó, từng bước đưa các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

img

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Tường chỉ đạo hoạt động Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng

Sau 20 năm nhìn lại, đến nay chuyển đổi số đã làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước. Văn bản giữa các cơ quan nhà nước được gửi, nhận trên mạng thay cho phương thức truyền thống. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối liên thông 4 cấp. Hệ thống Một cửa điện tử tích hợp Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã làm cho việc giải quyết thủ tục hành chính trở nên thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết theo hình thức trực tuyến của tỉnh đạt trên 81,7%.

Hạ tầng số được đầu tư đồng bộ. Toàn tỉnh có gần 1900 vị trí trạm BTS, đảm bảo các thôn/bản được phủ sóng băng rộng di động đạt trên 98%, Internet băng rộng cố định đạt 100%. Phú Thọ xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố về hạ tầng số theo Bộ Chỉ số đánh giá chuyển đổi số.

Tỷ trọng kinh tế số đạt 12,5%, đứng thứ 10 cả nước. 100% doanh nghiệp của tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử, từng bước triển khai hợp đồng điện tử. Năm 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện tổng giá trị ước đạt 8,6 tỷ USD.

Xã hội số đã và đang tạo ra thay đổi căn bản về sự tương tác giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp; giữa các tầng lớp nhân dân. 74,3% người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh có tài khoản thanh toán điện; hơn 1,3 triệu dân có thẻ căn cước, căn cước công dân; gần 980.000 người có tài khoản định danh điện tử trên VneID. Thành lập trên 2.500 Tổ công nghệ số cộng đồng với gần 7.500 thành viên tại 100% các xã, phường, thị trấn.

img

Đoàn công tác của Sở Thông tin và Truyền thông thăm và chúc mừng Báo Nhân dân nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Các văn bản trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin điện tử, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại được ban hành tạo hành lang pháp lý cho hệ thống báo chí, truyền thông của tỉnh phát triển. Tỷ lệ tin, bài tích cực trên báo chí và mạng xã hội đạt trên 95%, phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội. Các cơ quan báo chí của tỉnh hoạt động theo hướng tòa soạn hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện. Thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin chính thống; đấu tranh, phản bác, xử lý thông tin xấu độc; đảm bảo môi trường thông tin lành mạnh. 100% các sở, ngành, các huyện, thành, thị có cổng/trang thông tin điện tử; 85% xã, phường, thị trấn sử dụng Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông được quản lý qua Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh.

img

Đoàn công tác của Sở Thông tin và Truyền thông thăm Đài Truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông tại xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn

Hoạt động xuất bản, in, phát hành đa dạng về hình thức. Toàn tỉnh có trên 40 cơ quan nhà nước, tổ chức đảng, đoàn thể tham gia xuất bản các ấn phẩm; có 2 cơ sở phát hành; 9 cơ sở được cấp giấy phép hoạt động in; 54 cơ sở được xác nhận đăng ký hoạt động in.

Những nỗ lực của ngành Thông tin và Truyền thông đã góp phần đưa Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của Phú Thọ đứng trong top 10 cả nước. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 3 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vào nhóm 15 tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá trong cả nước.

Ghi nhận những thành tích của Sở Thông tin và Truyền, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; Chính phủ tặng Cờ thi đua và Bằng khen; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; nhiều năm liền UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Cờ thi đua, danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ, đồng bộ, thực chất và hiệu quả trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; trong đó chú trọng phát triển hạ tầng số và dữ liệu số làm nền tảng cho chuyển đổi số. Làm tốt công tác quản lý nhà nước về thông tin, báo chí, xuất bản để kiến tạo dòng chảy thông tin trong xã hội; chú trọng truyền thông chính sách; cung cấp thông chính thống, thiết yếu định hướng dư luận và đồng thuận xã hội. Phát huy thế mạnh của truyền thông số, tạo đột phá trong hoạt động thông tin đối ngoại, tuyên truyền quảng bá phục vụ phát triển du lịch và thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Với sứ mệnh của mình, tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ sẽ tiếp tục đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sớm đưa Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc./.


Nguyễn Minh Tường - TUV, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top