Chương trình MTQG 1719 - bệ đỡ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiều số

Thứ năm, 02/11/2023 20:19

(Mic.gov.vn) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp, được người dân đồng tình, hưởng ứng tham gia. Các dự án, chính sách của Chương trình bao phủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tác động thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình MTQG 1719 - bệ đỡ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiều số- Ảnh 1.

Tại Lạng Sơn, sau 03 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, hệ thống các văn bản của trung ương cũng như các văn bản của tỉnh để triển khai thực hiện cơ bản đã được hoàn thiện; bộ máy quản lý điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình từ tỉnh đến huyện, xã đã và đang đi vào hoạt động nền nếp và đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đối với d ự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 181/266 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề 65/245 hộ, 10/24 công trình nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 304/125 hộ (vượt 243% kế hoạch); chưa thực hiện được việc hỗ trợ đất ở, hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ.

Đối với d ự án 2 : Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết: Tỉnh đã thực hiện 07/07 dự án trên địa bàn 05 huyện, hiện nay đang trong quá trình triển khai thực hiện.

Đối với d ự án 3 : Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị:

Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân: đã thực hiện hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được 13.504,84/36.748,40 ha; hỗ trợ khoanh nuôi có rừng trồng bổ sung 110,8/40 ha vượt 277% so với kế hoạch; chưa thực hiện được việc hỗ trợ bảo vệ rừng quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên giao cho cộng đồng, hộ gia đình (kế hoạch là 100.668,5 ha).

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN): hiện nay các đơn vị được giao kinh phí thực hiện đang tiến hành rà soát mô hình, lập dự án, dự kiến đến hết năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

Đối với d ự án 4 : Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc: đã thực hiện đầu tư cứng hóa 35/50 km đường đến trung tâm xã, đường liên xã; đầu tư xây dựng 01/01 công trình trạm y tế xã; nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị cho 01/17 trạm y tế xã bảo đảm đạt chuẩn; đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào
DTTS&MN được 01/03 công trình chợ.

Đối với d ự án 5 : Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS: đã thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 05 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường phổ thông có học sinh bán trú; tổ chức 30/30 lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo dục trường PTDTNT, PTDTBT.

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS: đang thực hiện rà soát các đối tượng bồi dưỡng, đối tượng thụ hưởng chính sách đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học. Năm 2022, tổ chức được 01 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 4 (Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn).

Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN: việc mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn vùng DTTS&MN đã được triển khai thực hiện lập dự toán danh mục mua sắm và kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm; chuẩn bị các thủ tục đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, phòng học, nhà xưởng của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện; tổ chức ngày hội tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước năm 2022; đang triển khai thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở.

Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp: hiện nay Ủy ban Dân tộc chưa ban hành bộ tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho các tỉnh; do đó chưa tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình.

Dự án 6 : Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch: Thực hiện hỗ trợ đầu tư 01 dự án bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số: thực hiện hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng văn hóa Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn; hỗ trợ đầu tư xây mới, cải tạo 18 thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN đối với 10 huyện trong tỉnh).

Thực hiện hỗ trợ, đầu tư dự án chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS: thực hiện hỗ trợ, đầu tư chống xuống cấp di tích Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (xếp hạng cấp quốc gia), xã Tân Văn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ điểm du lịch cộng đồng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; hỗ trợ tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Văn Lãng, Lộc Bình. Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại thôn Nà Cái (văn nghệ dân gian), xã Tân Lập, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; hỗ trợ xây dựng 12 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS (các huyện trong tỉnh). Xây dựng chính sách và hỗ trợ cho 11 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS. Hỗ trợ hoạt động cho 20 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN; tổ chức 01 Ngày hội thi đấu thể thao truyền thống các DTTS cấp huyện tại huyện Bắc Sơn năm 2022. Hỗ trợ đầu tư 05 bộ trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN.

Dự án 7 : Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện: hoàn thành nội dung lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện Bình Gia; tổ chức vận động, tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS&MN; chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số cho 88 xã đặc biệt khó khăn.

Dự án 8 : Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em: Tổ chức 08/11 hội nghị triển khai thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em cho cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện. Thành lập 30/115 mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản; tập huấn sổ tay hướng dẫn vận hành tổ tiết kiệm vay vốn cho 12/23 xã; tập huấn 02 lớp kiến thức, kỹ năng bán hàng, quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

Tổ chức hội thi tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, mua bán người gồm 08 đội thi đến từ các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em: tổ chức 08 hội nghị cho cán bộ Hội cấp xã, các chi hội trưởng, cán bộ nòng cốt hướng dẫn thành lập, quản lý và vận hành mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.

Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện: đã tổ chức tập huấn được 8 lớp/850 người tham dự về hướng dẫn triển khai thành lập CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị được 10 lớp/900 người tham dự; cấp phát 1.800 quyển tài liệu cho đại biểu dự hội nghị; 1.500 cuốn tài liệu cẩm nang “Thủ lĩnh của sự thay đổi” cho các trường học, các đơn vị cấp xã cấp huyện để làm tài liệu tuyên truyền cho CLB thủ lĩnh khi được thành lập.

Tổ chức tập huấn 05 lớp trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị được 10 lớp/900 người tham dự; tổ chức 05 lớp lồng ghép giới cho cán bộ, hội viên phụ nữ, chi hội trưởng.

D ự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS còn nhiều khó khăn và khó khăn đặc thù:

Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn: đang trong quá trình rà soát đối tượng hỗ trợ phát triển sản xuất.

Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN: duy trì 02 mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tổ chức tuyên truyền Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại tỉnh 02/03 hội nghị, tại huyện 07/10 hội nghị, tại cơ sở 20/50 hội nghị; tổ chức 01/01 đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh.

Dự án 10 : Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình:

Tiểu dự án 1 : Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030: thực hiện tổ chức 01 hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; 38 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS; thực hiện 01 gói thầu “Sản xuất các sản phẩm thông tin thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại vùng DTTS&MN”.

Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS: tổ chức hội nghị tập huấn, lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS; xây dựng chuyên trang, chuyên mục đặc thù, tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuyên truyền, truyền thông, vận động Nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN, biên giới tham gia tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình: đã tổ chức 11 hội nghị tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với vùng đồng bào DTTS&MN tại 10 huyện; 22 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý; xây dựng 01 phóng sự về trợ giúp pháp lý; in và cấp phát miễn phí 47.500 tờ gấp “Bạn và những điều cần biết về quyền được trợ giúp pháp lý”; biên soạn, in ấn 8.000 cuốn “Cẩm nang trợ giúp pháp lý” để cấp phát miễn phí cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN.

Triển khai sản xuất các sản phẩm thông tin với 15 sản phẩm video clip, 40 sản phẩm audio biên tập phụ đề Tiếng Việt, Tiếng Trung, Tiếng Anh, Tiếng Tày, thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại vùng đồng bào DTTS&MN.

Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN: thực hiện nội dung chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN; hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào DTTS&MN. Đối với nội dung hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự sẽ thực hiện sau khi có hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình: đã tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình được 06 cuộc; đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình được 08 hội nghị, với 550 lượt người tham dự. Thông qua việc triển khai thực hiện Chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói, giảm nghèo của tỉnh, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2022 đã giảm 3,28% so với năm 2021./.

Doãn Mạnh
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top