Như vậy, tính đến tháng 9/2022, VNNIC đã tổ chức hơn 80 khóa IPv6 cho hơn 3.256 học viên, trong đó có 2.291 là cán bộ của khối cơ quan nhà nước. Đây là chương trình đào tạo nâng cao phiên bản 2.0, bám sát tình hình thực tiễn tại địa phương.
Nội dung đào tạo sẽ giúp các học viên nắm bắt các vấn đề chính về hiện trạng, quy định chính sách về IPv6; năm bắt công nghệ chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm tích hợp dữ liệu, kích hoạt chuyển đổi IPv6 Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công, hệ thống DNS,…
Ngoài ra, nội dung đào tạo giúp khối địa phương thực hiện mục tiêu Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021-2025.
Tính đến tháng 9/2022, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 53%. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 10 toàn cầu. Dịch vụ IPv6 được cung cấp rộng rãi tới người sử dụng với hơn 50 triệu người dùng, truy cập Internet với IPv6 qua FTTH, 3G, 4G. Việt Nam là một trong các nước tiêu biểu toàn cầu; đi cùng nhịp với các nước phát triển trong quá trình chuyển đổi Internet sang thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6. Đối với khối cơ quan nhà nước, công tác chuyển đổi IPv6 bám sát mục tiêu Chương trình IPv6 For Gov. Chuyển đổi IPv6 là cơ hội để quy hoạch, hiện đại hóa hạ tầng mạng, dịch vụ công nghệ thông tin theo hướng hiện đại. Đã có 77/85 bộ, ngành, tỉnh thành phố đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6, tăng 8,5% so với năm trước (tăng 40% so với cùng kỳ năm trước). Số lượng bộ, ngành, địa phương có cổng thông tin điện tử hoặc cổng dịch vụ hành chính công triển khai IPv6 đạt 45/85, tăng 105% so với năm trước (tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021).
|