Theo đó, hệ thống thông tin nguồn tỉnh Quảng Nam bao gồm các hạng mục như Hệ thống phần mềm quản lý hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT-VT, cung cấp thông tin nguồn của tỉnh, thực hiện kết nối với hệ thống IOC tỉnh, IOC huyện; Smart Quảng Nam…; trang bị thiết bị lưu trữ dữ liệu hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT-VT; trang bị 19 bộ thiết bị chuyển đổi từ Audio truyền thống sang Internet đặt tại đài PT-TH tỉnh và 18 đài huyện; Ứng dụng truyền thanh thông minh trên di động (tích hợp trên các hệ thống dùng chung của tỉnh) để cung cấp nền tảng mở tích hợp nhiều tiện ích, giúp phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ công, thành phố thông minh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có có 234 đài truyền thanh cơ sở, trong đó có 7 đài truyền thanh hữu tuyến, 18 đài vừa hữu tuyến vừa vô tuyến, 201 đài truyền thanh vô tuyến FM, 8 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT. Giải pháp đầu tư hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT-VT là phù hợp với Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin”.
Ngay sau khi đầu tư đưa vào vận hành, hệ thống thông tin nguồn của tỉnh đã tích hợp cho 253 cụm loa truyền thanh IP và 3 bảng điện tử công cộng ở các địa phương.
Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh sẽ đảm đương nhiệm vụ kết nối và chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin nguồn Trung ương, các hệ thống thông tin khác của tỉnh và đồng bộ trên hệ thống đài tỉnh, đài truyền thanh cấp huyện, xã.
Đồng thời, giúp quản lý tập trung, phân quyền điều khiển và điều khiển từ xa; quản lý tập trung và chia sẻ, kết nối được dữ liệu từ trung ương đến tỉnh, huyện xã; thực hiện tuyên truyền theo từng đối tượng, theo từng khu vực đặt cụm loa, tích hợp được các ứng dụng CNTT thông minh, hệ thống thông minh của các ngành khác để phối hợp tuyên truyền trong các trường hợp phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, du lịch... đáp ứng nhiều kịch bản phát thanh mà hệ thống truyền thanh cũ không làm được./.