Khi nói tới một chuyên gia kỹ thuật nông nghiệp là robot, nhiều người hình dung điều này chỉ có thể có ở tương lai. Nhưng không, nó là một câu chuyện có thật.
Trước giờ, bệnh phấn trắng là một loại nấm bệnh lan rộng, tấn công nhiều loại cây trồng. Và trong khi nó thường phải được xử lý bằng cách sử dụng thuốc diệt nấm, các robot phát ra tia cực tím diệt nấm được chứng minh là một giải pháp thay thế tốt hơn.
Bởi cũng tồn tại một số vấn đề trong việc sử dụng thuốc trừ bệnh phấn trắng như chi phí quá cao, tiếp xúc với hóa chất này lâu dài cũng rất độc hại, phần thì dạng nấm này biến chủng liên tục nên phải có biện pháp đối phó triệt để liên tục.
Ở góc độ khoa học, giống như các sinh vật khác, nấm phấn trắng dễ bị tổn thương do tác động phá hủy DNA từ tia cực tím. Tuy nhiên, nó có một cơ chế để bảo vệ chính nó khỏi tia UV được kích hoạt bởi ánh sáng xanh trong ánh sáng mặt trời tự nhiên.
Điều này có nghĩa là mặc dù ánh sáng mặt trời cũng chứa tia cực tím, nhưng hoàn toàn không hề làm hại đến nấm được.
Để giải quyết vấn đề này, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Cornell, Đại học Florida, Học viện Bách khoa Rensselaer của New York và Viện Kinh tế Sinh học của Na Uy, Công ty Na Uy SAGA Robotics đã tạo ra một kiểu robot có bánh xe tự động di chuyển dọc theo các hàng nho vào mỗi đêm sau khi mặt trời lặn.