ảnh minh họa
Theo một kết quả nghiên cứu tại Mỹ tính đến tháng 10 năm 2019 đã nhận được báo cáo từ 49 bang và 01 lãnh thổ cho thấy có 1.604 ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng TLĐT và các sản phẩm thuốc lá mới. các ca tử vong liên quan đến TLĐT tăng lên 39 ca và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của ít nhất 2.051 người. Sử dụng TLĐT hàng ngày có liên quan tới việc tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim tương tự như thuốc lá truyền thống. Số liệu thống kê từ Mỹ, EU, Canada, Hàn Quốc cho thấy đã có hơn 2600 ca ngộ độc do sử dụng TLĐT.
Nhiều bằng chứng cho thấy, việc hít phải những hương liệu trong dung dịch TLĐT lâu dài có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người. Theo một kết quả nghiên cứu tại Mỹ tính đến tháng 10 năm 2019 đã nhận được báo cáo từ 49 bang và 01 lãnh thổ cho thấy có 1.604 ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng TLĐT và các sản phẩm thuốc lá mới. các ca tử vong liên quan đến TLĐT tăng lên 39 ca và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của ít nhất 2.051 người. Sử dụng TLĐT hàng ngày có liên quan tới việc tăng tỷ lệ nhồi máu cơ tim tương tự như thuốc lá truyền thống. Số liệu thống kê từ Mỹ, EU, Canada, Hàn Quốc cho thấy đã có hơn 2600 ca ngộ độc do sử dụng TLĐT.
Sử dụng TLĐT cũng có nguy cơ gây cháy, nổ. Hiện đã có 200 trường hợp TLĐT phát nổ được ghi nhận tại Anh, Mỹ. Trong số này, một số trường hợp dẫn tới thương tích nghiêm trọng và gây ra thiệt hại lớn về tài sản.
TLĐT hoàn toàn không có công dụng cai thuốc lá. Không như những lời quảng cáo "có cánh" của nhiều đơn vị bán, WHO cho biết, chưa có bằng chứng về công dụng cai thuốc lá thông thường của TLĐT. Với đa số người hút thuốc, việc sử dụng TLĐT chỉ làm giảm việc hút thuốc, chứ không khiến họ bỏ thuốc hẳn. Điều này sẽ khiến người hút sử dụng đồng thời cả thuốc lá thường và TLĐT. Theo đó, WHO cũng đưa ra khuyến cáo không sử dụng TLĐT như một phương tiện cai thuốc. Thậm chí mong muốn có thể cấm hoặc kiểm soát TLĐT.
Theo bà Tan Yen Lian – Giám đốc thông tin và quản trị tri thức Liên minh kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) cho biết: “Các sản phẩm thuốc lá mới nổi như TLĐT, thuốc lá làm nóng hay shisa hoàn toàn không an toàn và hỗ trợ cai nghiện như các nhà sản xuất tuyên bố. Ngược lại đã có các bằng chứng khoa học cho thấy các sản phẩm này độc hại, làm người dùng vừa nghiện thuốc lá lẫn nghiện nicotine. Các công ty còn có xu hướng hướng tới nhóm khách hàng là thanh niên”.
Bà Tan Yen Lian nhấn mạnh thêm: “Xu thế hiện nay các quốc gia nên cấm các sản phẩm thuốc lá mới nổi để bảo vệ sức khỏe người dân. Hơn 40 quốc gia trên thế giới hiện đã cấm TLĐT và thuốc lá làm nóng, trong đó có 5 quốc gia thuộc ASEAN là Brunei, Campuchia, Lào, Singapore và Thái Lan”.
Theo Ths.Bs. Vũ Văn Thành – Hội Phổi Việt Nam, “Nicotine sử dụng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em. Khi sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài, người nghiện sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch; bệnh phổi, tổn thương phổi; hệ hô hấp bị ảnh hưởng; mắc ung thư; ảnh hưởng đến các bệnh ngoài hô hấp và phải hứng chịu tác hại của phơi nhiễm thuốc lá thụ động”.
Đặc biệt, theo chuyên gia, nếu mắc COVID-19 mà lại bị tổn thương phổi thì rất đáng lo ngại. Hầu hết, những người bị tổn thương phổi, mắc các bệnh lý về phổi đều có độ tuổi trung bình là 24 tuổi. Điều này rất đáng lo ngại vì của thuốc lá đã tiếp cận và thực sự gây đến sức khoẻ của giới trẻ. ThS. BS. Vũ Văn Thành cho hay, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang tác động rất lớn đến sức khoẻ con người, đặc biệt là giới trẻ.
Về bản chất, thuốc lá điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotine và các chất hoá học khác, đựng trong ống, bình bắt mắt dùng một lần hoặc có thể tái nạp, tạo ra khói để người sử dụng hít vào. Còn thuốc lá nung nóng là sự kết hợp thiết bị và sản phẩm thuốc lá chuyên dùng làm sản sinh ra khí chứa nicotine và các hoá chất khác.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết 1,1% người Việt trưởng thành có hút thuốc lá điện tử. Đây là kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá điện tử ở người trưởng thành (GATS) năm 2015, hiện tỷ lệ này chắc chắn cao hơn, đặc biệt ở giới trẻ. Một cuộc điều tra mới về thực trạng hút thuốc lá điện tử ở Việt Nam đang được Bộ Y tế tiến hành./.
Theo tài liệu của WHO và Liên minh Phòng chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á, thành phần trong TLĐT gồm có:
Nicotine: ngoài tính gây nghiện, nicotine gây tác động tiêu cực tới thai nhi trong quá trình mang thai và các bệnh tim mạch. Mặc dù nicotine không phải là chất gây ung thư, nhưng có tác động như “chất tạo khối u” và liên quan đến hình thành bệnh ung thư, cũng như ảnh hưởng đến thần kinh. Tiếp xúc với nicotine ở trẻ vị thành niên và thai nhi có ảnh hưởng lâu dài tới phát triển não bộ, tiềm năng dẫn đến rối loạn học tập và rối loạn tâm thần kinh. Propylene glyco có thể tạo thành propylene oxide, một hợp chất gây ung thư khi được đun nóng Glycerin/Glycerol gốc thực vật: khi đun nóng và hóa hơi, tạo thành acrolein, có thể gây kích ứng đường hô hấp trên Ngoài ra, TLĐT còn có hàng loại kim loại và các chất gây hại cho sức khỏe khác, như: chì, bạc, cadmium, chromium, thủy ngân và Nikel. |