- Liên Hợp Quốc và ITU thành lập Cơ quan Tư vấn quốc tế về tăng cường độ bền cáp ngầm
UN, ITU launch advisory body to strengthen submarine cable resilience
Liên Hợp Quốc và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) vừa ra mắt Cơ quan Tư vấn quốc tế về độ bền cáp ngầm nhằm đối phó với tình trạng cáp ngầm gặp sự cố ngày càng tăng. Cơ quan này sẽ thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, sửa chữa cáp ngầm kịp thời, đồng thời giảm rủi ro thiệt hại do sự cố cáp ngầm gây ra. Theo ITU, cáp ngầm chịu trách nhiệm hơn 99% lưu lượng dữ liệu quốc tế. Hội nghị Thượng đỉnh Độ bền cáp ngầm đầu tiên dự kiến tổ chức tại Nigeria vào đầu năm 2025, nhấn mạnh cam kết hợp tác toàn cầu vì một hạ tầng số an toàn.
- Trung Quốc bứt tốc trong cuộc đua AI, nhưng lệnh hạn chế chip của Mỹ vẫn là rào cản lớn
Tech war in 2024: China catches up fast in AI race, but US chip curbs cast shadow
Năm 2024, Trung Quốc đạt được sự bứt phá mạnh mẽ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) với 252 dịch vụ AI tạo sinh được cấp phép phát hành. Tuy nhiên, các lệnh hạn chế chip từ Mỹ đặt ra thách thức lớn cho sự phát triển dài hạn. Mặc dù chịu áp lực từ thiếu hụt chip tiên tiến, Trung Quốc vẫn duy trì sức cạnh tranh nhờ đầu tư mạnh mẽ và chiến lược mã nguồn mở, mở ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực AI cho thị trường trong nước và toàn cầu.
- Thượng Hải đặt mục tiêu trở thành trung tâm AI y tế toàn cầu vào năm 2027
US-China tech war: Shanghai aims to be global medical AI hub by 2027
Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc, đặt mục tiêu trở thành trung tâm AI y tế có tầm ảnh hưởng toàn cầu trước năm 2027. Kế hoạch hai năm tới của Thượng Hải sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng sức mạnh tính toán và nền tảng dữ liệu sinh học. Công nghệ AI sẽ được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán, điều trị y tế lâm sàng và y học cổ truyền. Dù gặp khó khăn từ lệnh hạn chế chip của Mỹ, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng mô hình AI lớn trong lĩnh vực y tế, tạo ra các giải pháp chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả dựa trên dữ liệu lâm sàng và hồ sơ bệnh án.
- AI sẽ chiếm 70% thị trường bán dẫn vào năm 2030, theo CEO Tokyo Electron
AI to account for 70% of semiconductor market in 2030: Tokyo Electron CEO
Ông Toshiki Kawai, CEO của Tokyo Electron, nhận định trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ chiếm 70% thị trường bán dẫn toàn cầu vào năm 2030. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ khách hàng, công ty sẽ đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Tokyo Electron, nhà sản xuất chip hàng đầu Nhật Bản, đang hướng tới các công nghệ tiên tiến để hỗ trợ các ứng dụng AI. Ông Kawai nhấn mạnh rằng nhu cầu về chip AI sẽ thúc đẩy đổi mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, tạo cơ hội phát triển dài hạn bất chấp các thách thức kinh tế hiện tại.
- AI tiếp tay lừa đảo qua email nhắm vào giới lãnh đạo doanh nghiệp
AI-generated phishing scams target corporate executives
https://www.ft.com/content/d60fb4fb-cb85-4df7-b246-ec3d08260e6f
Công nghệ AI đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo qua email cá nhân hóa, nhắm vào lãnh đạo doanh nghiệp. Các email này tận dụng dữ liệu từ hồ sơ trực tuyến để tạo nội dung thuyết phục và khó phát hiện hơn. AI giúp tin tặc dễ dàng tạo ra hàng loạt email lừa đảo đồng thời dễ dàng vượt qua bộ lọc an ninh. Cục An ninh mạng Hoa Kỳ cảnh báo hơn 90% các cuộc tấn công mạng bắt đầu từ email giả mạo, với chi phí trung bình của vi phạm dữ liệu lên đến 4,9 triệu USD năm 2024.
- Đài Loan (Trung Quốc) đối mặt nguy cơ cắt giảm ngân sách dành cho chip và AI
Taiwan's science ministry warns spending cuts could hit chips, AI funding
Bộ Khoa học Đài Loan cảnh báo ngân sách cho các lĩnh vực như chip bán dẫn, AI và hàng không vũ trụ có thể bị cắt giảm 20 tỷ Đài tệ (609 triệu USD) vào năm 2025, sau khi phe đối lập thông qua luật chuyển ngân sách từ trung ương về địa phương. Bộ Kinh tế cũng lo ngại việc giảm 11,6 tỷ Đài tệ của các dự án công nghệ sẽ ảnh hưởng đến hợp tác quốc tế, đặc biệt với các đối tác lớn như Micron, AMD và Nvidia./.