Đây là sự kiện đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành, nghiên cứu và phát triển công nghệ của Viện ATI. Những thành tựu của CMC ATI không chỉ góp phần vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong nước, mà còn tạo dựng dấu ấn "Make in Vietnam" trên thị trường quốc tế.
CMC ATI: 10 năm tạo dấu ấn "Make in Vietnam" - Thành tựu được ghi nhận bởi Bộ TT&TT
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đánh giá cao vai trò tiên phong của CMC ATI trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Thứ trưởng nhấn mạnh: "Viện Nghiên cứu Ứng dụng công nghệ CMC thì nhiệm vụ chính là "Nghiên cứu" – nghiên cứu công nghệ số nhưng cái mang lại giá trị cho CMC và cho Việt Nam lại nằm ở chỗ "Ứng dụng"- ứng dụng công nghệ số để mọi người dân được thụ hưởng thành quả của công nghệ số. Trong hơn 10 năm nỗ lực, CMC ATI đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu, đưa các nghiên cứu vào cuộc sống".
Bộ TT&TT tin tưởng rằng CMC ATI sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, không ngừng sáng tạo để đạt được nhiều thành công mới, cùng Tập đoàn CMC định hình và thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Tại sự kiện, Bộ TT&TT đã trao tặng bằng khen cho tập thể CMC ATI và cá nhân Viện trưởng Đặng Minh Tuấn. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự sáng tạo và tinh thần tiên phong của CMC ATI trong lĩnh vực R&D, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Thông tin và Truyền thông trong suốt 10 năm qua.
Được thành lập từ năm 2014, CMC ATI đã không ngừng tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ. Sau 10 năm, Viện đã xây dựng một hệ sinh thái AI mở với 25 công nghệ lõi và 10 sản phẩm thương mại hóa, tạo ra các đột phá trong các lĩnh vực AI/BigData, IoT/Smart Devices, Security/Blockchain, và IC-Design. Đặc biệt, công nghệ nhận diện khuôn mặt do CMC ATI phát triển đã đạt Top 12 thế giới và Top 1 Việt Nam, trở thành niềm tự hào lớn của ngành công nghệ trong nước.
Một trong những thành tựu đáng tự hào khác của Viện là giải pháp C-OCR, triển khai thành công không chỉ tại các tỉnh thành trong cả nước, còn được triển khai tại hãng xe lớn nhất Nhật Bản, khẳng định năng lực xuất khẩu công nghệ của Việt Nam, đây sẽ là những vũ khí quan trọng giúp CMC có thể Go Global thành công.
Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch Điều hành Tập đoàn CMC chia sẻ: "Mỗi thành tựu của Viện là kết quả của sự sáng tạo, đoàn kết và quyết tâm vượt qua thách thức của đội ngũ CMC ATI, với sự đồng hành của hơn 5000 cán bộ nhân viên toàn Tập đoàn. Thành tựu 10 năm thật đáng tự hào, chúc cho Viện trong thập kỷ tới sẽ ngày có nhiều đóng góp, những giá trị lớn lao hơn nữa thúc đẩy sự phát triển cho tập đoàn, cho xã hội cũng như sự phát triển của nhân loại". Chủ tịch CMC nhấn mạnh rằng, hành trình 10 năm là bước đệm để CMC hướng tới chiến lược Chuyển đổi AI (AI.X), khẳng định vị thế dẫn đầu trong chuyển đổi số và công nghệ AI tại Việt Nam.
Tầm nhìn chiến lược AI.X: Ra mắt sản phẩm AI mới CMC AIVISION và CMC AIBox
CMC ATI cam kết mở rộng tầm nhìn chiến lược AI.X, hướng tới mục tiêu tiên phong trong lĩnh vực AI và mở rộng ứng dụng vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, tự động hóa. Trong khuôn khổ sự kiện, CMC ATI chính thức ra mắt hai sản phẩm AI mới: CMC AIVISION và CMC AIBOX, khẳng định vị thế tiên phong trong nghiên cứu và phát triển công nghệ AI tại Việt Nam.
CMC AIVISION là thiết bị AI Camera xử lý tại biên, phục vụ các ứng dụng nhận diện khuôn mặt, phát hiện hành vi bất thường, cảnh báo cháy nổ, vi phạm giao thông, và nhận diện biển số xe. Tích hợp công nghệ xử lý biên giúp giảm độ trễ và tiết kiệm băng thông mạng, bảo mật dữ liệu qua lưu trữ cục bộ và hoạt động độc lập với kết nối internet. Thiết bị có thể gửi tín hiệu cảnh báo và lưu dữ liệu qua nhiều phương thức như LAN, Wi-Fi, hoặc Bluetooth.
CMC AIBOX là thiết bị giúp camera thường trở thành camera AI, nhận diện khuôn mặt, phát hiện hành vi, xác định độ tuổi và có thể được tùy biến thành AIoT Gateway, Home Server, hoặc Office Server để lưu trữ, chia sẻ tài liệu như thiết bị NAS. Tính năng linh hoạt trong thu thập dữ liệu từ các thiết bị IoT qua nhiều giao thức như Bluetooth, 4G, Zigbee và phân tích xử lý AI tại biên mà không cần kết nối AI Server./.