Sở TT&TT Hải Dương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 49/2017/NĐ-CP

Thứ hai, 14/08/2017 15:05

Sáng ngày 11/8/2017, Sở TT&TT Hải Dương đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tập huấn, hướng dẫn nội dung Nghị định 49/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện.

20170814-M007.jpg
 
Toàn cảnh hội nghị
 
Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông; lãnh đạo Sở TT&TT Hải Dương cùng gần 200 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ phụ trách lĩnh lực thông tin và truyền thông Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện, thị xã, thành phố; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp và các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông trên điện bàn tỉnh. Đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tới dự và phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn.
 
Nghị định số 49/2017/NĐ-CP được ban hành nhằm khắc phục các kẽ hở pháp lý, tăng tính hiệu quả và khả thi trong công tác quản lý thông tin thuê bao; đảm bảo cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao chính xác để phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, góp phần hạn chế tin nhắn rác, bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ viễn thông.
 
Tại hội nghị bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông đã phổ biến 10 quy định quan trọng và mới nhất của Nghị định 49/2017/NĐ-CP, đó là thống nhất nơi bán SIM và đăng ký thông tin thuê bao; không còn đại lý bán SIM; bỏ bản khai đăng ký thông tin thuê bao; bỏ lưu trữ bản giấy; không hạn chế số lượng SIM nhưng phải đủ thông tin thuê bao và chính chủ; doanh nghiệp viễn thông có quyền cắt hợp đồng đối với thuê bao không cung cấp lại thông tin thuê bao; bổ sung điểm cung cấp dịch vụ viễn thông di động và chỉ doanh nghiệp được làm điểm ủy quyền; doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm toàn bộ; tăng mức xử phạt doanh nghiệp viễn thông; bổ sung hành vi và đối tượng phạt.
 
Về việc nâng mức phạt, mức phạt tối đa với thuê bao là 1 triệu đồng; mức phạt doanh nghiệp có thể lên 200 triệu đồng; người đại diện doanh nghiệp có thể bị phạt tới 100 triệu đồng.
 
Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các doanh nghiệp di động cần nghiên cứu kỹ Nghị định này; thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ cố định và di động; tổ chức lại hệ thống kinh doanh; thiết kế lại cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý; ban hành quy trình nội bộ, đào tạo nhân viên; bổ sung chức năng dịch vụ 1414, website cho phép chủ thuê bao tra cứu danh sách các số thuê bao đang sử dụng (điểm I khoản 8 Điều 15); bổ sung vào hợp đồng theo mẫu trường hợp thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ khi thuê bao không cung cấp lại thông tin thuê bao (điểm g khoản 8 Điều 15).
 
Cũng tại hội nghị, ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT đã giới thiệu các quy định về xử phạt hành chính trong Nghị định 49/2017/NĐ-CP, hiện tại có 36 hành vi quy định xử phạt thì có 27 hành vi chỉ rõ đối tượng bị xử phạt là doanh nghiệp viễn thông di động, 25 hành vi phạt chính doanh nghiệp, 2 hành vi phạt người đại diện theo pháp luật.
 
Mức phạt được điều chỉnh linh hoạt và tối đa 200 triệu đồng đối với mỗi hành vi vi phạm chứ không bị quy định thành khung cứng như Nghị định số 174/2013/NĐ-CP hay hầu hết các Nghị định khác, ngoài ra các chức danh xử phạt cũng được quy định ở mức tối đa theo thẩm quyền của mình.
 
Theo Nghị định này, doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông được ủy quyền. Nếu các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không thực hiện đúng quy định như không có biển hiệu, không có trang thiết bị, nhập thông tin sai, ảnh mờ không rõ thông tin... Cách thức xử lý vi phạm đối với những trường hợp này là ban hành quyết định thanh tra đối với chi nhánh doanh nghiệp di động, kiểm tra đối với từng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông được ủy quyền, ghi nhận thành biên bản về các điểm thực hiện không đúng.
 
Về nội dung xử lý người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông di động, trước đây, chỉ Thanh tra Bộ mới có thể truy cập vào hệ thống kỹ thuật của doanh nghiệp để kiểm tra thông tin thuê bao, Sở TT&TT không có quyền này do vậy đã gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh tra. Nghị định 49/2017/NĐ-CP được ban hành, Thanh tra Sở TT&TT hoàn toàn có quyền kiểm tra trong hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp thông tin của các thuê bao được đăng ký, cung cấp dịch vụ trên địa bàn quản lý của tỉnh, thành phố.
 
Nghị định mới cũng chỉ rõ chủ thể bị tịch thu tiền trong tài khoản chính của SIM vi phạm là doanh nghiệp viễn thông di động và tịch thu trong các trường hợp: SIM được tịch thu từ các đại lý bán SIM thẻ, thuê bao có thông tin không đúng, giao kết hợp đồng không đúng, phát hiện các trường hợp sử dụng phần mềm để làm giả chứng minh thư hàng loạt.
 
Ngoài ra, khi thực hiện giám sát thu hồi SIM kích hoạt sẵn cho thấy thông tin thuê bao do các điểm ủy quyền hầu hết là sai. Đối với các SIM đã bị khóa nhưng được đăng ký tại chính cửa hàng của doanh nghiệp cũng vẫn sai, điều đó cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa chấp hành nghiêm. Do đó, khi áp dụng Nghị định 49/2017/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nặng hơn, chỉ cần 200 thuê bao sai là đã bị phạt 200 triệu, đặc biệt số tiền tịch thu từ tài khoản chính sẽ lớn.
 
Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp viễn thông cũng chia sẻ những khó khăn và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện Nghị định, cũng như những kiến nghị để Nghị định 49/2017/NĐ-CP triển khai có hiệu quả trong thời gian tới./.
Sở TT&TT Hải Dương
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top